Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
- Nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông được gọi là một vụ tai nạn giao thông đúng không?
- Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
- Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông bao gồm những gì?
Nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông được gọi là một vụ tai nạn giao thông đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2024/TT-BCA thì nguyên tắc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông như sau:
Nguyên tắc thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, theo tiến độ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và yêu cầu nghiệp vụ khác.
2. Thống nhất về chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu thống kê;có phân tích, so sánh.
3. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các thông tin thống kê; phải thống kê đầy đủ các trường thông tin bắt buộc theo biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
4. Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Một vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
5. Thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông gồm người chết và người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết trong thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông; trường hợp người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết ngoài thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông mà có kết luận của tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thì thống kê bổ sung.
6. Thống kê số người bị thương trong vụ tai nạn giao thông gồm những người bị thương phải điều trị, có hồ sơ bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, 01 lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông.
Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? (Hình từ Internet)
Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA về phân loại tai nạn giao thông như sau:
Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
2. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì một vụ tai tai nạn giao thông được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi làm chết trên 03 người.
Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2024/TT-BCA thì nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường bộ bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông, bao gồm các chỉ tiêu sau:
(1) Loại phương tiện
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự;
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự;
- Xe máy chuyên dùng gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
(2) Điều kiện của phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông
- Đăng ký xe: có hay không, số chứng nhận đăng ký xe, biển số, màu biển số, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;
- Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, số km trên đồng hồ công tơ mét;
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;
- Số người, hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có): loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;
- Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.
(3) Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông: còn điều khiển di chuyển được, không điều khiển di chuyển được; số túi khí bị bung; bị cháy, nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?