Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt là đơn vị như thế nào? Vụ thực hiện những nhiệm vụ ra sao?
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt là đơn vị thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hoạt động của cơ quan Đảng và một số cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chương trình đặc biệt (sau đây gọi tắt là đối tượng quản lý) theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo quy định Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hoạt động của cơ quan Đảng và một số cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chương trình đặc biệt theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt là đơn vị như thế nào? Vụ thực hiện những nhiệm vụ ra sao? (Hình từ Internet)
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt thực hiện những nhiệm vụ ra sao?
Theo Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, định mức tiêu chuẩn về thu, chi tài chính - ngân sách đối với đối tượng quản lý;
b) Cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với hoạt động của các đối tượng quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn vốn đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chế độ thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
3. Hướng dẫn đối tượng quản lý xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm; chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tài chính xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của đối tượng quản lý.
4. Thẩm định phương án tài chính, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, chủ trương đầu tư các dự án Nhóm A và các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc đối tượng quản lý, bao gồm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và các nguồn vốn đầu tư khác.
5. Phối hợp các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện các nội dung chi cho công tác quốc phòng, an ninh, Đảng và các nội dung chi khác liên quan đến các đối tượng quản lý.
6. Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tài chính quản lý kinh phí ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh (bao gồm cả nguồn vốn tập trung và vốn đặc biệt), chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đặc biệt, chương trình công nghiệp quốc phòng và các chương trình, dự án khác thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngân sách đảng và một số cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Quản lý, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; các nguồn kinh phí được sử dụng của đối tượng quản lý đã được cấp có thẩm quyền duyệt; chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý đối với những nhu cầu chi đột xuất của đối tượng quản lý.
8. Thẩm định phương án phân bổ dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách; thẩm định quyết toán vốn đầu tư của các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc đối tượng quản lý;
9. Là đầu mối tổng hợp tình hình chi ngân sách hàng năm cho hoạt động quốc phòng, an ninh của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan liên quan tham gia về chính sách tiền lương (bảng lương, ngạch, bậc lương, chế độ phụ cấp, quản lý tiền lương và thu nhập) và các chính sách khác liên quan đến tiền lương của đối tượng quản lý.
11. Kiểm tra tình hình quản lý tài chính, ngân sách của đối tượng quản lý theo thẩm quyền.
12. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc đôn đốc xử lý, giải quyết các kết luận, kiến nghị cụ thể về tài chính, ngân sách của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đối với đối tượng quản lý.
13. Thống kê, dự báo, tổng hợp số liệu và phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước thuộc đối tượng quản lý; phổ biến pháp luật, hợp nhất văn bản, pháp điển văn bản, kiểm tra văn bản đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
14. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý những vi phạm về chế độ quản lý tài chính ngân sách của các đối tượng quản lý theo thẩm quyền.
15. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) được quy định nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 2345/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) làm việc theo chế độ chuyên viên. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?