Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước?
Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính gồm các phòng ban nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BTC năm 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các phòng:
a) Phòng Hành chính, Đoàn thể.
b) Phòng Sự nghiệp Y tế - Xã hội.
c) Phòng Sự nghiệp Văn hóa - Khoa học - Giáo dục.
d) Phòng Sự nghiệp kinh tế.
Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp quy định.
3. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Biên chế của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính gồm có các phòng:
(1) Phòng Hành chính, Đoàn thể.
(2) Phòng Sự nghiệp Y tế - Xã hội.
(3) Phòng Sự nghiệp Văn hóa - Khoa học - Giáo dục.
(4) Phòng Sự nghiệp kinh tế.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính gồm các phòng ban nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính được có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BTC năm 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
2. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các phòng:
a) Phòng Hành chính, Đoàn thể.
b) Phòng Sự nghiệp Y tế - Xã hội.
c) Phòng Sự nghiệp Văn hóa - Khoa học - Giáo dục.
d) Phòng Sự nghiệp kinh tế.
Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính không được có quá 03 Phó Vụ trưởng.
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 959/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp như sau:
Nhiệm vụ
...
5. Về quản lý ngân sách nhà nước:
5.1. Về lập dự toán ngân sách nhà nước:
a) Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các Bộ, cơ quan Trung ương; phối hợp với các đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì thảo luận, tổng hợp dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch ngân sách 3 năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội; tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương thuộc phạm vi quản lý (trừ kinh phí viện trợ CK);
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, lập phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu; thực hiện quản lý về tài chính Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần kinh phí sự nghiệp.
5.2. Về điều hành dự toán ngân sách nhà nước:
...
Như vậy, về lập dự toán ngân sách nhà nước thì Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các Bộ, cơ quan Trung ương;
Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước;
(2) Chủ trì thảo luận, tổng hợp dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch ngân sách 3 năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội;
Tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương thuộc phạm vi quản lý (trừ kinh phí viện trợ CK);
(3) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, lập phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu;
Thực hiện quản lý về tài chính Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần kinh phí sự nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?