Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý của ai? Vụ này có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phổ biến giáp dục pháp luật?
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý của ai?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1222/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ngành bằng pháp luật; tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác pháp chế thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Vụ Pháp chế chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phổ biến giáp dục pháp luật?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 1222/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và tham gia pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
a) Hằng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; trình Tổng Giám đốc kết quả rà soát văn bản và phương án xử lý những văn bản chồng chéo, không phù hợp và kiến nghị việc ban hành văn bản đối với những lĩnh vực chưa có văn bản điều chỉnh.
b) Tham gia với các Bộ, ngành rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tập hợp, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm theo quy định trình Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị trực thuộc và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh).
c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trình Tổng Giám đốc gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.
…
Theo đó, trong công tác phổ biến giáp dục pháp luật thì Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chủ trì lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm theo quy định trình Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị trực thuộc và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh).
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trình Tổng Giám đốc gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 1222/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao theo quy định.
3. Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ.
4. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Vụ; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Vụ; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
5. Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
6. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao theo quy định.
- Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ.
- Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Vụ; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Vụ; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
- Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?