Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Pháp chế do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1589/2008/QĐ-TTCP như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện công tác pháp chế; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra chính phủ thực hiện công tác pháp chế; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Pháp chế do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1589/2008/QĐ-TTCP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Công tác xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trình Tổng thanh tra quyết định và tổ chức thực hiện chương trình đó;
b) Chủ trì, tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
c) Thẩm định, tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ soạn thảo trước khi trình Tổng thanh tra hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Tổng thanh tra đề nghị các cơ quan, tổ chức góp ý kiến hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
đ) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo khi có yêu cầu và được Tổng Thanh tra giao;
e) Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan giúp Tổng thanh tra góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Theo đó, trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trình Tổng thanh tra quyết định và tổ chức thực hiện chương trình đó;
- Chủ trì, tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Thẩm định, tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ soạn thảo trước khi trình Tổng thanh tra hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Tổng thanh tra đề nghị các cơ quan, tổ chức góp ý kiến hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo khi có yêu cầu và được Tổng Thanh tra giao;
- Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị có liên quan giúp Tổng thanh tra góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Pháp chế do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1589/2008/QĐ-TTCP như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế bao gồm:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng.
b) Các đơn vị trực thuộc Vụ:
+ Phòng Xây dựng thể chế;
+ Phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ pháp chế quy định.
3. Biên chế của Vụ Pháp chế do Tổng Thanh tra quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế bao gồm:
- Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng.
- Các đơn vị trực thuộc Vụ:
+ Phòng Xây dựng thể chế;
+ Phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?