Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ gì trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?
Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ gì trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?
Nhiệm vụ của Vụ Ngân sách nhà nước trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ
...
8. Tổ chức điều hành dự toán NSNN hàng năm:
a) Chủ trì tổng hợp kết quả quyết định và giao dự toán NSNN hàng năm của các địa phương; phối hợp các đơn vị thuộc Bộ kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc của các bộ, cơ quan trung ương, tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương (bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm);
Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ kiểm tra phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu và một số chương trình, dự án thực hiện cơ chế tương tự Chương trình mục tiêu;
b) Tổ chức điều hành ngân sách trung ương theo dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định; chủ trì, phối hợp trình Bộ quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ, giao kinh phí cho các nhiệm vụ chi đã có trong dự toán ngân sách được Quốc hội thông qua nhưng chưa được phân bổ, giao chi tiết ngay từ đầu năm cho các Bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chủ trì trình Bộ việc bổ sung dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương; bổ sung hoặc tạm cấp chi thường xuyên cho các địa phương theo quy định; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trình Bộ việc bổ sung hoặc tạm cấp chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và ứng trước dự toán chi đầu tư phát triển theo quy định;
c) Phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo dõi, đôn đốc việc tập trung các khoản thu vào NSNN;
d) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước ở trung ương trong việc quản lý quỹ NSNN (bao gồm cả quỹ bằng tiền đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ); phối hợp tổ chức thực hiện các khoản vay trong nước, ngoài nước của NSNN;
đ) Chủ trì trình Bộ tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương, Ngân hàng Nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác khi quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời. Phối hợp với Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách trung ương theo quy định;
e) Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ định kỳ lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện NSNN, kiến nghị các biện pháp để bảo đảm cân đối NSNN và tiến độ thu, chi NSNN theo dự toán đã được Quốc hội quyết định;
g) Chủ trì trình Bộ để trình cấp có thẩm quyền quyết định phương án sử dụng số thu ngân sách trung ương vượt dự toán; số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, điều chỉnh dự toán chi ngân sách trung ương (nếu có);
h) Kiểm tra việc thực hiện dự toán thu, chi NSNN, công khai NSNN, tình hình thu và sử dụng các quỹ tài chính, tình hình vay bù đắp bội chi và trả nợ của ngân sách địa phương, việc chấp hành các chính sách chế độ quản lý NSNN của địa phương, tình hình nợ của ngân sách địa phương;
Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ kiểm tra việc thực hiện dự toán thu, chi NSNN, công khai NSNN, việc chấp hành các chính sách chế độ quản lý NSNN của các Bộ, cơ quan Trung ương.
...
Theo đó, trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước hàng năm thì Vụ Ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 8 Điều 2 nêu trên.
Vụ Ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trước ai về toàn bộ hoạt động của Vụ?
Vấn đề chịu trách nhiệm của Vụ Ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 3 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Ngân sách nhà nước có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Ngân sách nhà nước có các phòng:
1. Phòng Tổng dự toán.
2. Phòng Quản lý ngân sách nhà nước.
3. Phòng Dự toán ngân sách địa phương.
4. Phòng Quản lý ngân sách địa phương.
5. Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước quy định.
Vụ Ngân sách nhà nước làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo quy định trên, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước là gì?
Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có những quyền hạn được quy định tại Điều 4 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu để phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
3. Được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền:
a) Quyết định tạm dừng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai dự toán, sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thống kê, chế độ báo cáo tài chính - ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Làm Chủ tài khoản quỹ ngân sách trung ương tại Kho bạc nhà nước và một số tài khoản khác.
4. Được ký các văn bản giải thích, hướng dẫn, trả lời các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về quản lý NSNN theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trình Bộ việc đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản quản lý của các bộ, địa phương trái với quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách.
5. Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý NSNN; yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương lập lại báo cáo theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có những quyền hạn được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử?
- Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 theo Thông tư 24/2024 thế nào? Tải về Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 ở đâu?
- Mẫu Công văn yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu? Thời hạn gửi văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung mới nhất? Cách ghi đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung?
- Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc tại Việt Nam không?