Vũ khí sinh học có được xem là vũ khí hủy diệt hàng loạt không? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Cấm vũ khí sinh học?
Vũ khí sinh học có được xem là vũ khí hủy diệt hàng loạt không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP về vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay còn gọi là vũ khí hủy diệt lớn là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất có khả năng sát thương cao trên diện rộng, có khả năng hủy diệt, gây tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái và gây hoảng loạn về tâm lý, tinh thần con người, bao gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo đó, vũ khí sinh học được xem là một trong những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Và theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP thì vũ khí sinh học là vũ khí dựa trên đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của các tác nhân sinh học gây dịch giết hại hàng loạt cho người, động vật, thực vật.
Thành phần của vũ khí sinh học là tác nhân sinh học như vi khuẩn, virut, nấm, độc to và các phương tiện sử dụng như đạn dược, phương tiện đưa tác nhân sinh học đến mục tiêu.
Vũ khí sinh học (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Công ước Cấm vũ khí sinh học?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế
Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện Công ước Cấm vũ khí sinh học có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành trao đổi thông tin, thực hiện các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, bệnh phẩm nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; phối hợp thực hiện điểm c khoản 1 Điều 29 của Nghị định này.
Theo quy định trên, Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện Công ước Cấm vũ khí sinh học có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành trao đổi thông tin.
Đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, bệnh phẩm nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định.
Nhà nước có những chính sách nào để phòng chống phổ biến vũ khí sinh học?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 81/2019/NĐ-CP về chính sách phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Chính sách phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Nhà nước tạo điều kiện phát triển các sáng kiến nhằm ngăn chặn việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và nghiêm trị mọi hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; trong trường hợp bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Như vậy, để phòng chống phổ biến vũ khí sinh học thì Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó chính sách khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chúng và vũ khí sinh học nói riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?