Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với vũ khí dự trữ quốc gia thì phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào? Quy định về phòng chống cháy nổ trong công tác đưa vũ khí vào dự trữ quốc gia thế nào?

Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên như thế nào?

Tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định về bảo quản thường xuyên chung đối với đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đưa vào dự trữ nhà nước như sau:

"3. BẢO QUẢN
3.1. Bảo quản
...
3.1.2. Bảo quản thường xuyên
- Thường xuyên kiểm tra bao bì, bao kiện xem có bị mối xông, chuột cắn rách hay không. Nếu có các hiện tượng trên, phải được cách ly và xử lý ngay;
- Kiểm tra chất lượng bề mặt ngoài (bằng cảm quan) và phát hiện nếu có dấu hiệu ẩm mốc, đọng hơi nước, trầy xước trên bề mặt vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, hoen rỉ các linh kiện làm bằng kim loại, lão hóa các phụ kiện làm bằng cao su phải có biện pháp xử lý ngay.
Đối với nhà kho kín bảo quản thiết bị quang học, điện tử có yêu cầu bảo quản đặc biệt, thủ kho phải kiểm tra, duy trì nhiệt độ trong nhà kho bảo đảm từ 200 đến 250C, độ ẩm đạt 45% đến 85% và tránh các tác động của môi trường như: ánh sáng, mưa, nắng, gió, chuột, côn trùng. Nếu thấy có hiện tượng mất an toàn về hàng hóa phải có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
..."

Ngoài tuân thủ quy định về bảo quản thường xuyên chung các loại như trên thì còn phải bảo đảm quy định về bảo quảng vũ khi dự trữ nhà nước thường xuyên được quy định tại tiết 3.1.2.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA như sau:

"3.1.2.1. Bảo quản thường xuyên vũ khí:
- Kiểm tra tình trạng cất giữ vũ khí trong kho. Nếu phát hiện bị nghiêng, đổ hoặc hòm, hộp, giá, tủ bị hỏng nhẹ thì sắp xếp hoặc kê lại các khối hàng bị nghiêng, các ụ kê bị lún và sửa chữa hòm, hộp, giá, tủ bị hư hỏng nhẹ;
- Lau hòm, hộp chứa đựng, bụi bẩn ẩm mốc, hoen gỉ trên bề mặt vũ khí;
- Kiểm tra hong phơi trang cụ, chi tiết bằng da, vải bạt;
- Theo dõi, duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong kho cho phù hợp;
- Thông gió nhà kho, kiểm tra diệt mối, nấm mốc và các côn trùng có hại bảo đảm thông thoáng nhà kho.
- Định kỳ đảo hòm, hộp chứa đựng vũ khí trong kho mỗi năm một lần theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay mới."

Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào?

Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)

Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản định kỳ như thế nào?

Tại tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định Vũ khí dự trữ nhà nước phải được bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ theo quy định sau:

* Bảo dưỡng kỹ thuật I:

- Chu kỳ bảo dưỡng:

+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần đối với súng các loại

+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ 06 tháng/01 lần đối với khí tài các loại

- Nội dung bảo dưỡng:

Lau chùi, cạo rỉ các điểm bị hoen rỉ trên bề mặt các bộ phận, chi tiết, phủ lớp mỡ bổ sung; thấm và lau khô các vị trí bị ướt, ẩm mốc hoặc hấp hơi nước; tháo kính ngắm các loại (nếu có) cất giữ riêng.

* Bảo dưỡng kỹ thuật II:

- Chu kỳ bảo dưỡng:

+ Súng các loại, phụ tùng chi tiết thay thế 4 năm/01 lần

+ Kính ngắm quang học, kính ngắm hồng ngoại, khí tài các loại mỗi năm 01 lần

* Thực hiện đảo chuyển vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong kho mỗi năm 01 lần;

Kỹ thuật đảo chuyển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng, phải sửa chữa hoặc thay mới.

* Sau khi bảo quản xong, thủ kho phải ghi chép vào phiếu theo dõi bảo quản bao gồm:

- Nội dung, chất lượng trước và sau khi bảo quản;

- Họ tên, địa chỉ người bảo quản;

- Thời gian tiến hành bảo quản;

- Lãnh đạo kho, thủ kho, cán bộ bảo quản ký tên.

Quy định về phòng chống cháy nổ trong công tác đưa vũ khí vào dự trữ quốc gia thế nào?

Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA có nêu về công tác phòng cháy chữa cháy như sau:

"3.2. Phòng, chống cháy nổ và an toàn lao động
3.2.1. Tổ chức tốt việc phòng, chống cháy nổ, bố trí người và phương tiện sẵn sàng chữa cháy trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, khi sử dụng các hóa chất dễ cháy như: cồn, mỡ bảo quản hoặc các dung môi hòa tan dễ cháy, nếu có xảy ra cháy phải nhanh chóng dùng bình cứu hỏa hoặc cát, chăn lớn để dập đám cháy.
3.2.2. Cồn, mỡ bảo quản hoặc dung môi hòa tan dễ cháy khi bám vào người phải được rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Người trực tiếp bảo quản phải có găng tay, khăn bịt mặt (mặt nạ phòng độc).
3.2.3. Toàn bộ hướng dẫn về công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động, cách thức, phương pháp xử lý khi xảy ra sự cố phải được lập thành bảng và treo ở nơi dễ nhìn thấy."

Theo đó trong việc đưa vũ khí vào dự trữ nhà nước phải tuân thủ quy tắc phòng cháy chữa cháy như trên.

Vũ khí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí
Vũ khí dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu vũ khí theo Nghị định 149/2024 áp dụng từ 01 01 2025 thế nào?
Pháp luật
Được sử dụng dao găm làm vũ khí tự vệ không? Nếu không thì khi sử dụng cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
Pháp luật
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào và được sử dụng vào mục đích gì? Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mang theo dùi cui điện bên người có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hành vi hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sửa chữa và sử dụng vũ khí dưới hình thức hướng dẫn qua mạng xã hội có bị cấm không?
Pháp luật
Huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được áp dụng cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Pháp luật
Mua bán, sử dụng súng bắn đạn thạch có vi phạm pháp luật không? Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm?
Pháp luật
Vận chuyển trái phép súng săn qua biên giới có thể phải đi tù? Người vận chuyển trái phép súng săn bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vũ khí
2,066 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí Vũ khí dự trữ nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí dự trữ nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào