Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thực hiện công tác đối ngoại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đúng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế là gì?
Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thực hiện công tác đối ngoại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1220/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Hợp tác quốc tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc thực hiện công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Vụ Hợp tác quốc tế chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Vụ Hợp tác quốc tế có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là “International Cooperation Department”, viết tắt là ICD.
Vụ Hợp tác quốc tế (tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là “International Cooperation Department”, viết tắt là ICD) là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Vụ Hợp tác quốc tế có các chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc thực hiện công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thực hiện công tác đối ngoại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đúng không? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1220/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Hợp tác quốc tế như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
1. Tổ chức:
Vụ Hợp tác quốc tế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biên chế của Vụ Hợp tác quốc tế do Tổng Giám đốc giao.
2. Chế độ làm việc:
Vụ Hợp tác quốc tế làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ thủ trưởng. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong Vụ phù hợp với chức danh tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp một nhiệm vụ phân công cho 02 viên chức trở lên thực hiện thì phải giao cho một người chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Hợp tác quốc tế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức.
Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1220/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế như sau:
(1) Tham mưu giúp Tổng Giám đốc việc tham gia xây dựng các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; đề xuất ký kết các điều ước quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Ngành theo quy định của pháp luật.
(2) Giúp Tổng Giám đốc quản lý các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Ngành, cụ thể:
+ Thực hiện thu hút, vận động nguồn tài trợ nước ngoài phục vụ cho việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
+ Tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng nguồn tài trợ nước ngoài của Ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Chuẩn bị, dự thảo, xây dựng văn kiện, đàm phán, thẩm định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn tài trợ nước ngoài của Ngành.
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
+ Báo cáo tổng hợp về công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ nước ngoài, tình hình thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Ngành, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
(3) Chủ trì xây dựng, trình Tổng Giám đốc:
+ Chiến lược hội nhập quốc tế, kế hoạch hợp tác quốc tế và các chương trình công tác đối ngoại của Ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế của Ngành; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
+ Thiết lập, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác song phương, đa phương và khu vực về an sinh xã hội với các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn an sinh xã hội quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
(4) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại: xây dựng và trình Tổng Giám đốc ban hành chương trình, kế hoạch; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi toàn Ngành theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện công tác đối ngoại:
+ Chủ trì xây dựng trình Tổng Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội thảo quốc tế của Ngành; xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hợp tác quốc tế hàng năm của Ngành.
+ Đề xuất trình Tổng Giám đốc quyết định nội dung, số lượng, đơn vị tham gia các đoàn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi công tác nước ngoài, các đoàn khách quốc tế vào làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Hỗ trợ các đơn vị trong quá trình chuẩn bị thủ tục cho các đoàn đi công tác nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế vào làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất, trình Tổng Giám đốc cử công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia các đoàn công tác nước ngoài.
+ Tổ chức thực hiện công tác biên dịch, phiên dịch, lễ tân, lễ tiết đối ngoại theo quy định; hỗ trợ các đơn vị thực hiện các hoạt động đối ngoại của Ngành.
(6) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng quốc tế:
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng hiện hành của Ngành.
+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan và các đối tác quốc tế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trong nước về ngoại ngữ, hội nhập quốc tế và chuyên môn nghiệp vụ.
(7) Phối hợp với Trung tâm Truyền thông thực hiện thông tin tuyên truyền đối ngoại trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam phiên bản Tiếng Anh.
(8) Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất trình Tổng Giám đốc quyết định khen thưởng và tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân, tổ chức quốc tế có đóng góp vào sự nghiệp phát triển Ngành.
(9) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học; cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; thi đua, khen thưởng; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
(10) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, văn thư, lưu trữ theo quy định.
(11) Quản lý công chức, viên chức và tài sản của đơn vị theo quy định.
(12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?