Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực gì?
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về chức năng của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Chức năng
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo là đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Tổng Cục trưởng) tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thông qua công tác tiếp công dân; theo dõi, quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn hệ thống thi hành án dân sự và trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định, Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có chức năng có chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự các công việc sau đây:
(1) Tổ chức việc tiếp công dân;
(2) Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thông qua công tác tiếp công dân;
(3) Theo dõi, quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn hệ thống thi hành án dân sự và trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
2. Biên chế của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc biên chế hành chính của Tổng cục Thi hành án dân sự, do Tổng Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực gì?
Căn cứ khoản 13 Điều 2 Quyết định 14/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo (sau đây gọi chung là Vụ) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
12. Tham mưu, trình Tổng Cục trưởng ban hành quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
13. Giúp Tổng Cục trưởng quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
14. Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn, thẩm định các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ và theo phân công của Tổng Cục trưởng.
15. Quản lý, sử dụng đội ngũ công chức thuộc Vụ, tài sản công được giao và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Vụ theo quy định của pháp luật, của Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự.
16. Theo dõi tình hình, kết quả thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách, giải pháp, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công, phụ trách.
17. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với lĩnh vực được giao.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Cục trưởng hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?