Vụ Đầu tư Bộ Tài chính có phải là một cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đầu tư công hay không?
Vụ Đầu tư Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đầu tư công đúng không?
Vụ Đầu tư Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 333/QĐ-BTC năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Đầu tư là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư công (trừ những nhiệm vụ cụ thể đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho Vụ Tài chính Quốc phòng, an ninh, đặc biệt, Cục Quản Lý nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính quản lý theo quy định của pháp luật).
Vụ Đầu tư là đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Vụ Đầu tư Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư công (trừ những nhiệm vụ cụ thể đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho Vụ Tài chính Quốc phòng, an ninh, đặc biệt, Cục Quản Lý nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính quản lý theo quy định của pháp luật).
Vụ Đầu tư Bộ Tài chính có các phòng ban nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 333/QĐ-BTC năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Đầu tư có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
2. Vụ Đầu tư có các phòng sau:
a) Phòng Chính sách - Tổng hợp.
b) Phòng Tài chính đầu tư trung ương.
c) Phòng Tài chính đầu tư địa phương.
d) Phòng Quyết toán tài chính đầu tư.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ Đầu tư quy định.
3. Vụ Đầu tư làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Biên chế của Vụ Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Vụ Đầu tư Bộ Tài chính có các phòng ban sau:
- Phòng Chính sách - Tổng hợp.
- Phòng Tài chính đầu tư trung ương.
- Phòng Tài chính đầu tư địa phương.
- Phòng Quyết toán tài chính đầu tư.
Nhiệm vụ của Vụ Đầu tư Bộ Tài chính là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 333/QĐ-BTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ của Vụ Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
(1) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính về chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm về tài chính cho đầu tư công;
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài chính đầu tư công, chế độ tài chính cho lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán các chương trình, dự án
Ngoài ra còn có các đối tượng đầu tư công khác sử dụng vốn đầu tư công, chế độ quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
(2) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư công ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định quyết toán sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành trung ương theo niên độ ngân sách nhà nước.
(3) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; nội dung quy định về phương án tài chính thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
(4) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ chế, chính sách tài chính cho đấu thầu, quy hoạch trong đầu tư công.
(5) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia ý kiến về chính sách, chế độ quản lý liên quan đến đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
(6) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trình Bộ trưởng ban hành cơ chế chính sách quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công cho đầu tư phát triển ở các đối tượng đầu tư công khác (ngoài nhiệm vụ quản lý trực tiếp của Vụ Đầu tư).
(7) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, dự kiến phương án, phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương (bao gồm cả vốn ngoài nước và nguồn tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các Bộ, ngành);
Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm (nếu có); nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tiêu chí ứng trước vốn và thu hồi vốn ứng trước từ ngân sách trung ương để thực hiện các dự án đầu tư công.
(8) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ý kiến tham gia, thẩm định về các đề án, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, phương án tài chính các dự án không sử dụng vốn nhà nước; chỉ tiêu tài chính, ngân sách của các chương trình, dự án đầu tư công.
Phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp tham gia thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
(9) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương; nhập và phê duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis theo quy định của Bộ Tài chính.
(10) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, tình hình thực hiện và thu hồi vốn ứng trước kế hoạch đầu tư công; đề xuất, kiến nghị các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
(11) Hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình quyết toán dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành.
(12) Thực hiện quản lý vốn đầu tư đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
(13) Chủ trì trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý những nhiệm vụ chi đầu tư đột xuất thuộc đối tượng quản lý; phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước xác định nguồn cho các nhiệm vụ chi đầu tư đột xuất.
(14) Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ về tài chính đầu tư công thuộc phạm vi quản lý của Vụ Đầu tư;
Trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những vi phạm thuộc lĩnh vực phân công, theo phạm vi quản lý của Vụ; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hợp nhất văn bản, pháp điển văn bản, kiểm tra văn bản trong lĩnh vực tài chính đầu tư công.
(15) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đôn đốc, tổng hợp việc xử lý, giải quyết các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra về lĩnh vực tài chính đầu tư công trong phạm vi quản lý của Vụ.
(16) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình hợp tác quốc tế, trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng và thực thi chính sách tài chính đầu tư công.
(17) Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(18) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý tài chính đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu biên bản bàn giao thông dụng nhất hiện nay gồm các mẫu nào? Tải về? Biên bản bàn giao là gì?
- Các bên kinh doanh bất động sản cần lưu ý điều gì khi thỏa thuận hợp đồng theo quy định mới nhất?
- Hướng dẫn lập biên bản họp phụ huynh cuối năm? Biên bản họp phụ huynh cuối năm là gì? Tải về mẫu?
- Diện tích tính tiền thuê đất ghi trên hợp đồng thuê đất lớn hơn so với diện tích ghi trên quyết định thì cần thực hiện những gì?
- Ngày mấy kết thúc kỳ kế toán năm? Công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật?