Vụ Chính sách tiền tệ có nhiệm vụ xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ khác hay không?
Vụ Chính sách tiền tệ có nhiệm vụ xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ hay không?
Theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 2201/QĐ-NHNN năm 2008 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Thống đốc trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia và cơ chế, chế độ chung về hoạt động tín dụng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tham mưu, giúp Thống đốc trình cấp có thẩm quyền kế hoạch cung ứng tiền bổ sung vào lưu thông và biện pháp điều hành chính sách tiền tệ hàng năm phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
3. Trình Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, giải pháp điều tiết lưu thông tiền tệ phục vụ chính sách tiền tệ.
4. Xây dựng, trình Thống đốc quyết định cơ chế sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ bao gồm: Lãi suất, dự trữ bắt buộc và các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết kế hoạch cung ứng tiền bổ sung vào lưu thông vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưu thông về trong hạn mức kế hoạch cung ứng tiền được duyệt; phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tín dụng, Sở Giao dịch tổ chức thực hiện thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
6. Tham mưu, giúp Thống đốc xác định mức lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay qua đêm và tỷ lệ dự trữ bắt buộc định kỳ và đột xuất khi cần thiết.
7. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối tham mưu, giúp Thống đốc xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ.
8. Chủ trì, tổng hợp diễn biến kinh tế, tài chính - tiền tệ trong và ngoài nước, phân tích, dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng; tỷ lệ lạm phát tiền tệ và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác làm cơ sở xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ.
9. Xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế, chế độ chung về hoạt động tín dụng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị hướng dẫn các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
10. Giúp Thống đốc tham gia ý kiến, đề xuất các giải pháp với các Bộ, ngành về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia kể cả chương trình tiền tệ đã cam kết với IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
11. Dự thảo các báo cáo tình hình thực hiện chính sách tiền tệ hàng tháng, quý, năm và khi cần thiết để Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
12. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn và phát hành bản "Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước".
13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ do Thống đốc giao.
Theo đó, Vụ Chính sách tiền tệ không có nhiệm vụ xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ hay mà chỉ Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối tham mưu, giúp Thống đốc trong việc xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ.
Vụ Chính sách tiền tệ (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 2201/QĐ-NHNN năm 2008 thì cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ gồm:
+ Phòng Tổng hợp.
+ Phòng Nghiên cứu kinh tế.
+ Phòng Chính sách tiền tệ và quản lý vốn khả dụng.
+ Phòng Cơ chế tín dụng và Lãi suất.
Lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ là ai?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 2201/QĐ-NHNN năm 2008 quy định về lãnh đạo điều hành như sau:
Lãnh đạo điều hành
1. Lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ là Vụ trưởng. Giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Vụ được duy định tại Điều 2 và chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Vụ và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc;
d) Thừa lệnh Thống đốc ký trên các văn bản hành chính theo thẩm quyền.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Vụ trưởng:
a) Chấp hành sự phân công của Vụ trưởng; giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;
b) Ký thay Vụ trưởng trên một số văn bản hành chính theo sự phân công của Vụ trưởng;
c) Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được ủy nhiệm (bằng văn bản) thay mặt Vụ trưởng điều hành, giải quyết các công việc của Vụ, chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại khi Vụ trưởng có mặt.
Như vậy, lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ là Vụ trưởng. Và Vụ trưởng sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?