Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu? Doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có lãi liên tục trong bao lâu?
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
...
3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng Việt Nam;
(2) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 900 tỷ đồng Việt Nam;
(3) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có lãi liên tục trong bao lâu?
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
1. Thuộc đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại pháp luật đầu tư và pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định này;
c) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;
d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
4. Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì có được đầu tư ra nước ngoài không?
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
1. Thuộc đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại pháp luật đầu tư và pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định này;
c) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;
d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
4. Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
5. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Theo quy định, để được đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đảm bảo điều kiện là không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà không thuộc trường hợp nêu trên thì vẫn có thể được đầu tư ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?