Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là gì? Mức vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là bao nhiêu?
- Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là gì? Mức vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là bao nhiêu?
- Ai có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong quá trình hoạt động?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định vốn điều lệ của công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là gì? Mức vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm h khoản 1 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP định nghĩa vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là số vốn do Nhà nước đầu tư ghi tại Điều lệ này và được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là 13.718.000.000.000 đồng (Mười ba ngàn bảy trăm mười tám tỷ đồng). Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên mức vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là 13.718.000.000.000 đồng (Mười ba ngàn bảy trăm mười tám tỷ đồng).
Vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là gì? Mức vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thời điểm ban hành Điều lệ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong quá trình hoạt động?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, và yêu cầu phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến của các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, ý kiến của Bộ Tài chính và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trên cơ sở đề nghị và thẩm định của Bộ Công Thương, ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, phê duyệt:
a) Đề án thành lập công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổ chức doanh nghiệp cấp II thành tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con;
b) Chủ trương: Tổ chức lại, giải thể công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
4. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (bao gồm Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
6. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sau khi có ý kiến thống nhất của Tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
7. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.
Như vậy theo quy định trên Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong quá trình hoạt động trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định vốn điều lệ của công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ tại điểm c khoản 17 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thành viên
...
17. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đối với công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;
...
Như vậy theo quy định trên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có thẩm quyền quyết định vốn điều lệ của công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?