Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân và vốn góp của thành viên quỹ tín dụng được quy định như thế nào?
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào?
Điều 26 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
(1) Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được bổ sung từ các nguồn sau đây:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật..
(2) Việc thay đổi vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
(3) Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
(4) Pháp nhân góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về góp vốn.
(5) Hình thức góp vốn điều lệ được quy định tại Điều 27 Thông tư 04/2015/TT-NHNN như sau:
- Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được góp bằng đồng Việt Nam, tài sản khác là tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Trường hợp vốn góp bằng tài sản khác phải là tài sản có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Việc định giá, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên của quỹ góp vào. Hình thức góp vốn được quy định cụ thể như trên.
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân
Vốn góp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân gồm những nội dung gì?
Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định về vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên được quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, tối thiểu là 300.000 đồng;
b) Mức vốn góp bổ sung của thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
- Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
- Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
- Hằng năm, căn cứ số vốn thực góp của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình để trở thành thành viên theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện:
a) Hội đồng quản trị thẩm định điều kiện, lập danh sách thành viên xin tham gia và báo cáo Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng;
b) Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cho thành viên mới sau khi được Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới;
c) Phát hành Sổ vốn góp do quỹ tín dụng nhân dân in ấn theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này cho thành viên mới sau khi Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới.
- Việc ghi nhận vốn góp của thành viên mới và vốn góp bổ sung của thành viên quỹ tín dụng nhân dân vào vốn điều lệ được thực hiện theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tại thời điểm như sau:
a) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trường hợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: thực hiện sau khi Đại hội thành viên có nghị quyết thông qua danh sách kết nạp thành viên mới.
b) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trường hợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
c) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trường hợp mức vốn điều lệ tăng: thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
- Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vốn góp.
Việc chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp tại quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào?
Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định việc chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp tại quỹ tín dụng nhân dân như sau:
(1) Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc cho cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên nhưng đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 Thông tư này. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải đảm bảo:
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Thông tư này;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này.
(2) Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với thành viên: Thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:
- Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;
- Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;
- Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
- Việc hoàn trả vốn góp không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;
- Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi từ thành viên, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;
- Số vốn góp hoàn trả cho thành viên được xác định theo công thức sau:
Trong đó: A: Số vốn góp hoàn trả cho thành viên.
B1: Số vốn góp của thành viên tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên.
B2: số vốn góp bổ sung của thành viên đã góp nhưng chưa được hạch toán vào vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
C: Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên.
C1: Giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm được chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên.
(3) Việc hoàn trả vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân thông qua trên cơ sở báo cáo thẩm định điều kiện, danh sách thành viên xin ra và danh sách khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân của Hội đồng quản trị. Quỹ tín dụng nhân dân hoàn trả vốn góp cho thành viên theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tại thời điểm như sau:
a) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: sau khi Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho ra khỏi thành viên hoặc quyết định khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành việc hoàn trả vốn góp cho thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo bằng văn bản tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc hoàn trả vốn góp cho thành viên;
b) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ tăng: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
(4) Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Đại hội thành viên thông qua việc kết nạp thành viên mới đối với với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân này.
Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua hoặc do Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn điều lệ và vốn góp của các thành viên được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?