Vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm những nguồn vốn nào?
- Vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm những nguồn vốn nào?
- Chi phí hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bao gồm những khoản chi nào?
- Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam không được áp dụng cho các đối tượng nào?
Vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm những nguồn vốn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BTC quy định về vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam như sau:
Vốn chủ sở hữu
1. Vốn điều lệ, bao gồm:
a) Vốn góp của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
b) Vốn góp của các tổ chức khác (nếu có).
c) Vốn hỗ trợ của Nhà nước.
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước hoặc các trường hợp đánh giá lại tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Các quỹ bao gồm:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
b) Quỹ đầu tư phát triển.
c) Quỹ dự phòng tài chính.
4. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối; lỗ lũy kế chưa xử lý.
5. Vốn hợp pháp khác thuộc sở hữu của Ngân hàng.
Như vậy, theo quy định thì vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, bao gồm:
(1) Vốn góp của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
(2) Vốn góp của các tổ chức khác (nếu có).
(3) Vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm những nguồn vốn nào? (Hình từ Internet)
Chi phí hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bao gồm những khoản chi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BTC quy định về chi phí như sau:
Chi phí
Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Chi phí lãi và các chi phí tương tự:
a) Chi trả lãi tiền gửi: Chi trả lãi tiền gửi của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; Chi trả lãi tiền gửi của các khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
b) Chi trả lãi tiền vay.
c) Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá.
d) Chi khác cho hoạt động tín dụng.
2. Chi phí hoạt động dịch vụ:
a) Chi về dịch vụ thanh toán.
b) Chi về dịch vụ ngân quỹ.
c) Chi về dịch vụ viễn thông.
d) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
đ) Chi về dịch vụ tư vấn.
e) Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép. Trong đó đối với chi hoa hồng môi giới thực hiện theo quy định sau:
- Ngân hàng được chi hoa hồng môi giới đối với hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.
...
Như vậy, chi phí hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bao gồm:
(1) Chi về dịch vụ thanh toán.
(2) Chi về dịch vụ ngân quỹ.
(3) Chi về dịch vụ viễn thông.
(4) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
(5) Chi về dịch vụ tư vấn.
(6) Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép.
Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam không được áp dụng cho các đối tượng nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BTC quy định về chi phí như sau:
Chi phí
Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
...
2. Chi phí hoạt động dịch vụ:
a) Chi về dịch vụ thanh toán.
b) Chi về dịch vụ ngân quỹ.
c) Chi về dịch vụ viễn thông.
d) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
đ) Chi về dịch vụ tư vấn.
e) Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép. Trong đó đối với chi hoa hồng môi giới thực hiện theo quy định sau:
- Ngân hàng được chi hoa hồng môi giới đối với hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.
- Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của Ngân hàng; các chức danh quản lý, nhân viên của Ngân hàng và người có liên quan của Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Ngân hàng và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản gồm: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
- Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của Ngân hàng tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.
- Đối với khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng không vượt quá 1 % giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.
- Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc Ngân hàng ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới để áp dụng thống nhất và công khai.
...
Như vậy, theo quy định thì hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba không được áp dụng cho các đối tượng sau đây:
(1) Đại lý của Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
(2) Các chức danh quản lý, nhân viên của Ngân hàng và người có liên quan của Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?