Vốn điều lệ của hợp tác xã được quy định như thế nào? Góp vốn vào hợp tác xã bằng quyền sử dụng đất thì có được hay không?
Hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
"1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã."
Vốn điều lệ của hợp tác xã (Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của hợp tác xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp như sau:
"1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định."
Tải về mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây
Góp vốn vào hợp tác xã bằng quyền sử dụng đất có được hay không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về xác định giá trị vốn góp như sau:
"1. Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
2. Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định."
Như vậy, theo quy định nêu trên vốn góp để thành lập hợp tác xã ngoài tiền đồng Việt Nam còn có các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Chính vì thế việc thành viên nếu có nhu cầu góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào hợp tác xã thì vẫn được, pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, việc hoàn trả tiền lại lúc này phải là một giá trị tương ứng với quyền sử dụng đất để không làm thay đổi vốn điều lệ của hợp tác xã, nếu có sự thay đổi vốn điều lệ thì phải làm thủ tục điều chỉnh theo quy định tại Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
"Điều 28. Thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.
2. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi".
Ngoài ra, nội dung quy định tại Điều 28 còn được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Bạn có thể tham khảo thêm các quy định trên để áp dụng cho trường hợp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?