Vỡ nợ là gì? Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau vỡ nợ là gì? Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán? Chế tài khi Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là gì? Câu hỏi của anh Q.L.A đến từ TP.HCM.

Vỡ nợ là gì? Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ (tiếng Anh là Default) là việc một cá nhân hay doanh nghiệp, thậm chí là một quốc gia không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn.

Hiểu đơn giản, vỡ nợ chính là việc bạn không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.

Đối với doanh nghiệp thì theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Theo đó, những đối tượng sau có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Vỡ nợ là gì? Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

Vỡ nợ là gì? Đối tượng nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán? (Hình từ Internet)

Chế tài khi Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là gì?

Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn như sau:

Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Như vậy, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014 thì những đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như đã phân tích ở mục trên trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có hành vi:

Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.

Việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?

Việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản được quy định tại Điều 130 Luật Phá sản 2014, cụ thể:

- Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

- Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phá sản 2014, khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014, khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Lưu ý: Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

3,266 lượt xem
Mở thủ tục phá sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp tác xã đã có quyết định mở thủ tục phá sản mà thực hiện hành vi tặng cho tài sản sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho công ty TNHH mất khả năng thanh toán thì phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu nào?
Pháp luật
Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty hợp danh mất khả năng thanh toán không?
Pháp luật
Chủ doanh nghiệp tư nhân khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải nộp kèm theo các giấy tờ, tài liệu nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nào?
Pháp luật
Mất khả năng thanh toán là gì? Thời hạn mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
Pháp luật
Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì cơ quan thuế ban hành quyết định về việc khoanh tiền thuế nợ theo mẫu nào?
Pháp luật
Chủ nợ có bảo đảm một phần là gì? Được yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Chủ nợ không có bảo đảm được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong vòng bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mở thủ tục phá sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mở thủ tục phá sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào