Vợ chưa ly hôn mà có con với người khác thì đứa bé có được xem là con chung của hai vợ chồng hay không?
Vợ chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình một vợ một chồng không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình:
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Thêm vào đó, theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC thì việc chung sống như vợ chồng có thể được chứng minh bằng việc có con chung.
Như vậy, việc vợ chưa ly hôn mà có con với người khác là đang vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình một vợ một chồng được nhà nước bảo vệ.
Vợ chưa ly hôn mà có con với người khác thì đứa bé có được xem là con chung của hai vợ chồng hay không?
Căn cứ tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về xác định cha mẹ
Xác định cha mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp:
- Bạn và vợ chưa ly hôn
- Vợ bạn có con với người khác
Như vậy, có thể thấy rằng trong tình huống Vợ chưa ly hôn mà có con với người khác thì đứa bé có thể được xem là con chung của hai vợ chồng nếu:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Lưu ý: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn không thừa nhận con thì phải bạn phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Vợ chưa ly hôn mà có con với người khác thì đứa bé có được xem là con chung của hai vợ chồng hay không? (Hình từ Internet)
Người vợ có bị xử phạt vi phạm hành chính khi chưa ly hôn mà có con với người khác không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Đồng thời như đã phân tích ở trên thì việc vợ chưa ly hôn mà có con với người khác là đang vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình một vợ một chồng được nhà nước bảo vệ.
Đối với hành vi chưa ly hôn mà có con với người khác thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?