Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án cùng cấp chuẩn bị xét xử các vụ án hình sự sẽ có những nội dung nào?
Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án cùng cấp chuẩn bị xét xử các vụ án hình sự sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Phối hợp với Tòa án chuẩn bị xét xử
1. Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án cùng cấp để chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp giữa hai Ngành.
2. Tùy theo tính chất và nội dung vụ án mà Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án để chuẩn bị các nội dung sau: phương án giải quyết; thời gian, địa điểm xét xử; những người cần triệu tập đến phiên tòa; thông tin về sức khoẻ, tâm lý của bị can, bị cáo; việc tuyên truyền và những vấn đề khác có liên quan đến việc xét xử vụ án. Đối với vụ án phức tạp, thì có thể mời lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số cơ quan hữu quan khác tham dự.
Theo đó, Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án cùng cấp chuẩn bị xét xử các vụ án hình sự sẽ có những nội dung sau:
- Phương án giải quyết;
- Thời gian, địa điểm xét xử;
- Những người cần triệu tập đến phiên tòa;
- Thông tin về sức khoẻ, tâm lý của bị can, bị cáo;
- Việc tuyên truyền và những vấn đề khác có liên quan đến việc xét xử vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, thì có thể mời lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số cơ quan hữu quan khác tham dự.
Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án khi chuẩn bị xét xử về các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về các nội dung sau: thẩm quyền xét xử; thời hạn chuẩn bị xét xử; việc ra quyết định, giao, gửi quyết định; việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa; việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật và các việc khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Khi kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp bảo vệ của Tòa án; phối hợp chặt chẽ với bộ phận, phòng kiểm sát tạm giữ, tạm giam, yêu cầu Tòa án gửi đầy đủ các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
3. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án khi chuẩn bị xét xử về các nội dung sau:
- Thẩm quyền xét xử;
- Thời hạn chuẩn bị xét xử;
- Việc ra quyết định, giao, gửi quyết định;
- Việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa;
- Việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
- Việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật và các việc khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Và khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án hình sự là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Vậy thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án hình sự là trong 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 58/2024 về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc?
- Mẫu phiếu bầu Bí thư Chi bộ mới nhất tại Đại hội Chi bộ, Đảng bộ? Mẫu phiếu bầu Bí thư chi bộ năm 2024?
- Tải mẫu biên bản họp cuối năm trong nội bộ công ty mới nhất? Công ty phải lưu giữ những tài liệu nào?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị Liên đoàn Lao động tặng bằng khen theo chuyên đề? Tải về mẫu báo cáo?
- Hướng dẫn cán bộ Cảnh sát giao thông giải quyết ban đầu khi có vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 ra sao?