Viện kiểm sát có thể kháng nghị quyết định miễn thi hành án dân sự của tòa án khi xét thấy không phù hợp hay không?
Việc miễn thi hành án dân sự đối với cá nhân được áp dụng trường hợp nào?
Căn cứ Điều 61 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy đinh về điều kiện miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước như sau:
Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
...
Như vậy, việc miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với cá nhân được thực hiện trong trường hợp cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện như:
- Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
- Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Quyết định miễn thi hành án dân sự đối với cá nhân có cần phải được gửi đến Viện kiểm sát không?
Căn cứ Điều 63 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về việc gửi quyết định miễn thi hành án như sau:
Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương) nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
3. Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham dự của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
Khi tiến hành xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đại diện cơ quan thi hành án dân sự trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, Thẩm phán ra quyết định chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải gửi quyết định đó cho người được xét miễn, giảm thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, trại giam, trại tạm giam nơi người được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đang chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định trên thì trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc miễn thi hành án dân sự Toà án phải gửi quyết định đó cho người được xét miễn, giảm thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, trại giam, trại tạm giam nơi người được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đang chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, Viện kiểm sát là một trong những cơ quan nhà nước mà toàn án phải gửi quyết định miễn thi hành án dân sự cho cá nhân đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
Viện kiểm sát có thể kháng nghị quyết định miễn thi hành án dân sự của tòa án khi xét thấy không phù hợp hay không?
Viện kiểm sát có thể kháng nghị quyết định miễn thi hành án dân sự của tòa án khi xét thấy không phù hợp hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 64 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc kháng nghị quyết định miễn thi hành án dân sự của tòa án như sau:
Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Hết thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, Toà án đã ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án phải chuyển hồ sơ và văn bản kháng nghị lên Toà án cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng nghị, Toà án cấp trên trực tiếp phải mở phiên họp để xét kháng nghị.
Phiên họp xét kháng nghị do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án yêu cầu đại diện cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tham dự. Thẩm phán chủ trì phiên họp ra quyết định giải quyết kháng nghị.
Quyết định của Tòa án về giải quyết kháng nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án có hiệu lực thi hành.
...
Theo đó, nếu xét thấy quyết định miễn thi hánh án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của tòa án thì Viện kiểm sát có thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?