Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức năng gì?
Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1870/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về vị trí và chức năng của Viện Khoa học Lao động và Xã hội như sau:
Vị trí và chức năng
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (sau đây viết tắt là Viện) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ.
Viện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; tên giao dịch quốc tế: Institute of Labour Science and Social Affairs, viết tắt là ILSSA.
Như vậy, theo quy định thì Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau đây:
(1) Lao động, tiền lương;
(2) Việc làm;
(3) Giáo dục nghề nghiệp;
(4) Bảo hiểm xã hội;
(5) An toàn, vệ sinh lao động;
(6) Người có công;
(7) Bảo trợ xã hội;
(8) Trẻ em;
(9) Bình đẳng giới;
(10) Phòng, chống tệ nạn xã hội;
(11) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được có tối đa bao nhiêu Phó Viện trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1870/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng.
2. Các đơn vị chức năng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Kế hoạch - Đối ngoại;
c) Phòng Quản lý khoa học;
d) Phòng Nghiên cứu tiền lương và quan hệ lao động;
đ) Phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội;
e) Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm;
g) Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới;
h) Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động;
i) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược.
Viện có Hội đồng khoa học để tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học.
Như vậy, theo quy định thì Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không được có quá 03 Phó Viện trưởng.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội có nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 1870/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Lao động và Xã hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Thông tin, phân tích, dự báo trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
4. Điều tra, thống kê; tổ chức hội nghị, hội thảo phục vụ nghiên cứu khoa học.
5. Quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng và các hoạt động khoa học, công nghệ của Bộ; thường trực Hội đồng khoa học của Bộ.
6. Tham gia xây dựng chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, chương trình mục tiêu trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; tham gia phản biện khoa học và nghiên cứu đánh giá dự án luật, chương trình, kế hoạch, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ.
7. Tổ chức, liên kết đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
8. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội.
9. Hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cơ quan trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực lao động và xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ.
10. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, nghiên cứu khoa học phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
11. Xây dựng phương án tự chủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, trình Bộ phê duyệt để thực hiện.
12. Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, Viện Khoa học Lao động và Xã hội có nhiệm vụ tổ chức, liên kết đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?