Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có phải thuộc một trong các tổ chức khoa học và công nghệ hay không?
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ hay không?
Căn cứ Điều 9 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
- Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
+ Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
+ Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
- Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:
+ Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này;
+ Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;
+ Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.
Theo quy định pháp luật thì Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính là một trong các tổ chức khoa học và công nghệ.
Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như thế nào?
Tại Điều 11 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 (khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
- Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:
+ Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.
- Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;
+ Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;
+ Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
- Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
- Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Như vậy, trường hợp em anh/chị muốn thành lập một tổ chức khoa học và công nghệ thì đầu tiền phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều luật này.
Chủ tịch tỉnh có thẩm quyền ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Chủ tịch tỉnh có thẩm quyền ký thành lâp tổ chức khoa học và công nghệ không?
Căn cứ Điều 12 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
- Thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
+ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;
+ Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và điều lệ;
+ Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của mình.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ; quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Lưu ý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc địa phương theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?