Viên chức văn thư là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì?

Viên chức văn thư là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì? Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại thành những nhóm nào theo quy định pháp luật?

Viên chức văn thư là gì?

Khái niệm "Viên chức văn thư" được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Về xét thăng hạng:
a) Viên chức tại các vị trí việc làm ở bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là viên chức hành chính) dự xét thăng hạng lên hạng II (từ chuyên viên lên chuyên viên chính) và lên hạng I (từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp).
b) Viên chức văn thư tại các vị trí việc làm ở bộ phận văn thư, hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là viên chức văn thư) dự xét thăng hạng lên hạng II (từ văn thư viên lên văn thư viên chính).
c) Viên chức chuyên ngành lưu trữ trong các đơn vị sự nghiệp công lập dự xét thăng hạng lên hạng II (từ lưu trữ viên lên lưu trữ viên chính).
2. Về xếp lương: Người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập kể từ ngày 07 tháng 12 năm 2023.

Theo đó, viên chức văn thư là viên chức làm việc tại các vị trí việc làm ở bộ phận văn thư, hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức văn thư là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì?

Viên chức văn thư là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì?

Viên chức văn thư xét thăng hạng lên hạng 2 khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:

- Có đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:

+ Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;

+ Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập được xây dựng, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật có vị trí việc làm của chức danh viên chức dự xét thăng hạng;

+ Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng;

- Có thời gian giữ chức danh văn thư viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh văn thư viên thì thời gian giữ chức danh văn thư viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh văn thư viên không liên tục thì được cộng dồn);

- Trong thời gian giữ chức danh văn thư viên và tương đương có một trong các thành tích công tác sau:

+ Có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên;

+ Có ít nhất 02 năm công tác được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại thành những nhóm nào?

Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại thành những nhóm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

Theo đó, theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại thành những nhóm sau:

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

Lưu ý:

Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:

- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;

- Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức văn thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức văn thư là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng 2 đối với viên chức văn thư theo quy định mới là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức văn thư
897 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức văn thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức văn thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào