Viên chức là gì? Nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành quy định ra sao?

Tôi đang tìm hiểu về viên chức trong bộ máy nhà nước được quy định ra sao. Cho nên tôi muốn hỏi rằng viên chức được quy định như thế nào theo luật hiện hành? Nguyên tắc quản lý viên chức ra sao? Nghĩa vụ chung của viên chức bao gồm gì?

Viên chức là gì?

Căn cứ, Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bạn hiểu rằng viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ đơn vị đó.

Viên chức quản lý là ai?

Căn cứ, khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức quản lý như sau:

“1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.”

Như vậy, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức là gì?

Các nguyên tắc về việc quản lý viên chức như thế nào?

Căn cứ, Điều 6 Luật Viên chức 2010 quy định về các nguyên tắc về việc quản lý viên chức như sau:

“1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.”

Như vậy, bạn thấy rằng có 04 nguyên tắc trong việc quản lý viên chức đã được nêu trên. Bạn có thể tham khảo thêm để hiểu đúng nhất theo quy định hiện hành.

Nghĩa vụ chung của viên chức ra sao?

Căn cứ, Điều 16 Luật Viên chức 2010 quy định về nghĩa vụ chung của viên chức như sau:

“1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.”

Như vậy, viên chức có nghĩa vụ chung như; Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước; Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc; Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao; Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử. Như vậy bạn thấy rằng quy định về nghĩa vụ của một người viên chức nếu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên sẽ tạo ra một viên chức hết lòng vì nước vì dân dân.

Nghĩa vụ của viên chức quản lý ra sao?

Căn cứ, Điều 18 Luật Viên chức 2010 quy định về nghĩa vụ viên chức quản lý như sau:

“Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.”

Như vậy, bên trên là nghĩa vụ của một viên chức quản lý được nêu cụ thể và chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành. Xin gửi đến bạn tham khảo thêm.

>>> Xem thêm: Bảng lương viên chức mới nhất hiện nay Tải

15,407 lượt xem
Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Viên chức quản lý Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Viên chức quản lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
Pháp luật
Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.0512 phải đảm bảo theo quy định thế nào?
Pháp luật
Viên chức cần đáp ứng những gì để đủ tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý? Có được hưởng phụ cấp trong thời gian được bổ nhiệm viên chức quản lý không?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực đối với viên chức ngành công tác xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng có thể chuyển đổi vị trí công tác được không và có được quyền từ chối đi biệt phái không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức thực hiện như thế nào? Không thực hiện chế độ thôi việc cho viên chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc và thủ tục thực hiện giải quyết thôi việc như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức Viên chức quản lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức Xem toàn bộ văn bản về Viên chức quản lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào