Viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần? Khoảng cách giữa các lần biệt phái của viên chức là bao lâu?

Tôi có thắc mắc về việc biệt phái đối với viên chức. Theo tôi tìm hiểu, trong một số trường hợp cụ thể thì đơn vị có thể biệt phái công chức sang công tác ở đơn vị khác. Tôi muốn hỏi, pháp luật có quy định viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần không? Khoàng cách giữa các lần biệt phái của viên chức là bao lâu?

viên chức

Viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần? Khoảng cách giữa các lần biệt phái của viên chức là bao lâu?

Viên chức được phân loại như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về cách thức phân loại viên chức như sau:

"Điều 3. Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp."

Viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần? Khoảng cách giữa các lần biệt phái của viên chức là bao lâu?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về biệt phái viên chức như sau:

"Điều 27. Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức."

Theo đó, các trường hợp được biệt phái viên chức bao gồm:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Đồng thời, theo quy định nêu trên, pháp luật chỉ quy định thời hạn biệt phái đối với một lần biệt phái của viên chức là không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn một lần biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, hiện nay không có quy định pháp luật về việc viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần và khoàng cách giữa các lần biệt phái của viên chức.

Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì?

Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:

"Điều 36. Biệt phái viên chức
...
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức."
Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập được bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ra sao theo Công văn 1081?
Pháp luật
Viên chức nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ hưởng chế độ thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hội đồng sát hạch khi tiếp nhận vào làm viên chức gồm những ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch?
Pháp luật
Viên chức xử lý kỷ luật là khiển trách thì xếp loại viên chức và xếp loại đảng viên cuối năm sẽ ở mức nào?
Pháp luật
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức có hiệu lực trong bao lâu? Nếu tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bổ nhiệm viên chức quản lý được quy định thế nào? Trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024?
Pháp luật
Để được tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý cần đáp ứng điều kiện gì từ năm 2024?
Pháp luật
Viên chức tại trường học được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày để hồi phục sức khỏe sau khi điều trị bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức
5,166 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào