Viên chức dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay cách chức?
- Dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Viên chức dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay cách chức?
- Hành vi dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cho đối tượng nào?
Dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
- Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức có hành vi dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật.
Viên chức dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính
Viên chức dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay cách chức?
Bên cạnh đó, tại Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật buộc thôi việc như sau:
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, nếu viên chức thực hiện hành vi dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc, chức không áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.
Hành vi dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cho đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 nêu khái niệm cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Và cũng theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức như sau:
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
+ Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
+ Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
+ Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;
+ Không thực hiện kết luận kiểm tra;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, hành vi dung túng, bao che người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ theo các quy định tại Điều 28 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?