Viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên lạc thư từ đối với người đang bị tạm giữ trên lãnh thổ Nước tiếp nhận là công dân của Nước cử không?

Em ơi cho anh hỏi: Viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên lạc thư từ đối với gười đang bị tạm giữ trên lãnh thổ Nước tiếp nhận là công dân của Nước cử không? Đây là câu hỏi của anh Minh Phúc đến từ Đà Nẵng.

Viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên lạc thư từ đối với người đang bị tạm giữ trên lãnh thổ Nước tiếp nhận là công dân của Nước cử không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận, với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền quy định tại Điều này.

Như vậy, viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên lạc thư từ đối với người đang bị tạm giữ trên lãnh thổ Nước tiếp nhận là công dân của Nước cử.

Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Viên chức của cơ quan lãnh sự có bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân trên lãnh thổ Nước tiếp nhận không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự
1. Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
2. Ngoài trường hợp nêu ở khoản 1 Điều này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.
3. Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của viên chức lãnh sự, quá trình tố tụng đối với người này phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng và phải tiến hành sao cho càng ít gây trở ngại đến việc thực hiện chức năng lãnh sự càng tốt, trừ trường hợp nêu ở khoản 1 của Điều này. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự trong hoàn cảnh nêu ở khoản 1 Điều này, việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, viên chức của cơ quan lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.

Trong trường hợp bắt một cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho ai?

Căn cứ theo Điều 42 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Thông báo về việc bắt, tạm giam hoặc truy tố
Trong trường hợp bắt hoặc tạm giam chờ xét xử hoặc truy tố về hình sự một cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự, Nước tiếp nhận phải nhanh chóng thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Nếu chính bản thân người đó là đối tượng của một biện pháp như vậy, thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho Nước cử qua đường ngoại giao.

Theo đó, trong trường hợp bắt một cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự.

Nếu chính bản thân người đó là đối tượng của một biện pháp như vậy, thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho Nước cử qua đường ngoại giao.

809 lượt xem
Viên chức lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức lãnh sự được miễn bảo hiểm xã hội theo quy định của Nước tiếp nhận nhưng họ vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không?
Pháp luật
Công dân Nước cử có được tự do liên lạc với viên chức lãnh sự danh dự không? Nếu được thì được thực hiện theo quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể bị yêu cầu mở ra hoặc giữ lại trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà chức trách của Nước tiếp nhận có lý để yêu cầu mở túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu nhưng bị từ chối thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự thì có được áp dụng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Hai cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu ở hai Nước khác nhau không được trao đổi túi lãnh sự cho nhau trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có được lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự của viên chức này không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người không còn là thành viên gia đình của viên chức lãnh sự có ý định rời khỏi Nước tiếp nhận thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến lúc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào