Viên chức của cơ quan lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù tại Nước tiếp nhận không?
- Viên chức của cơ quan lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù tại Nước tiếp nhận không?
- Trường hợp cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên là công dân của Nước cử thì có cần phải thông báo cho cơ quan lãnh sự của Nước này không?
- Cơ quan lãnh sự liên lạc với nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận như thế nào?
Viên chức của cơ quan lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù tại Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận, với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền quy định tại Điều này.
Như vậy, viên chức của cơ quan lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù tại Nước tiếp nhận; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó.
Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án.
Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Trường hợp cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên là công dân của Nước cử thì có cần phải thông báo cho cơ quan lãnh sự của Nước này không?
Căn cứ theo khoản b Điều 37 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc thông báo khi có người chết, cử người giám hộ hoặc đỡ đầu, khi đắm tàu và tai nạn hàng không
Nếu nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có được tin tức liên quan, thì họ có nghĩa vụ:
a) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự biết khi có công dân của Nước cử chết trong khu vực lãnh sự;
b) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự có thẩm quyền về bất kỳ trường hợp nào cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử. Tuy nhiên, việc thông báo này không được ảnh hưởng đến việc áp dụng luật và quy định của Nước tiếp nhận về việc cử người giám hộ hoặc đỡ đầu;
c) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự gần nhất nơi xảy ra sự việc nếu có một tàu thuỷ mang quốc tịch Nước cử bị đắm hoặc mắc cạn trong lãnh hải hoặc nội thuỷ của Nước tiếp nhận, hoặc nếu có một máy bay đăng ký ở Nước cử bị nạn trên lãnh thổ Nước tiếp nhận.
Theo đó thì trong bất kỳ trường hợp nào cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên là công dân của Nước cử thì nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan lãnh sự của Nước này biết về vấn đề đó.
Cơ quan lãnh sự liên lạc với nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận như thế nào?
Căn cứ theo khoản b Điều 38 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc với nhà chức trách Nước tiếp nhận
Trong khi thi hành chức năng, viên chức lãnh sự có thể liên hệ với:
a) Nhà chức trách địa phương có thẩm quyền của khu vực lãnh sự.
b) Nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận nếu và trong chừng mực luật, quy định và tập quán của nước này hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
Theo đó thì, cơ quan lãnh sự liên lạc với nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận trong chừng mực luật, quy định và tập quán của nước này hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?