Viên chức có được trở thành thành viên Hội đồng thành viên PVN không? Ai có quyền quyết định thành lập văn phòng đại diện PVN?
Viên chức có được trở thành thành viên Hội đồng thành viên PVN không?
Căn cứ khoản 4 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên PVN
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có trình độ đại học trở lên và có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động.
5. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Không là những người đã làm thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/Giám đốc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị cách chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc làm công ty thua lỗ hai năm liên tiếp.
7. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của PVN; Kiểm soát viên PVN.
8. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, viên chức phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động và đáp ứng các điều kiện tiêu chí nêu trên thì đủ điều kiện trở thành thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Viên chức có được trở thành thành viên Hội đồng thành viên PVN không? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thành viên PVN có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên PVN
...
4. Hội đồng thành viên PVN có không quá 07 thành viên, làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc PVN). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là 05 năm. Thành viên Hội đồng Thành viên do Bộ Công Thương bổ nhiệm (trừ Chủ tịch Hội đồng Thành viên). Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của PVN không quá 02 nhiệm kỳ.
Như vậy, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên PVN là 05 năm.
Ai có quyền quyết định thành lập văn phòng đại diện PVN?
Căn cứ khoản 6 Điều 38 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên
...
15. Quyết định hoặc ủy quyền, phân cấp Tổng Giám đốc quyết định đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật.
16. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
17. Quy định các quy chế quản lý nội bộ của PVN; đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt báo cáo tài chính năm của PVN (gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất), phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
18. Phê duyệt thang lương, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động trừ các chức danh Người quản lý PVN. Quyết định lương, thưởng và các lợi ích khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên PVN bổ nhiệm.
19. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của PVN.
20. Thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của PVN (bao gồm Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn); phê duyệt Phương án tái cấu trúc các doanh nghiệp cấp II phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn.
21. Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty con 100% vốn PVN, quyền của cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết của PVN quy định tại Chương V của Điều lệ này.
22. Cử Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại công ty con, công ty liên kết; quyết định/giới thiệu/chấp thuận để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Người quản lý tại công ty con, công ty liên kết của PVN.
23. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu nhà nước; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu nhà nước về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
24. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của PVN.
25. Các quyền, trách nhiệm khác do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Theo đó, Hội đồng thành viên PVN có quyền quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của PVN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?