Viên chức chuyên ngành y tế: Đánh giá kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ như thế nào?
Hướng dẫn về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với viên chức chuyên ngành y tế?
Căn cứ vào Mục 3 Công văn 5032/BYT-TCCB năm 2022 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn về việc đánh giá kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế như sau:
- Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thay thế Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, khoản 1 Điều 17 quy định: "Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học". Theo đó, Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã quy định việc xác định bằng chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
- Ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, đồng thời ngày 25/10/2021, Bộ Nội vụ có Công văn số 5355/BNV-CCVC gửi các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đề nghị khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý, trong đó cần lưu ý nội dung đề nghị không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức. Các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu, quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.
- Căn cứ quy định trên, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó quy định về tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin và ngoại ngữ như sau: “Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm”. Như vậy, kể từ ngày Thông tư số 03/2022/TT-BYT có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng vẫn phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Việc xác định kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của từng vị trí việc làm được thực hiện thông qua các kỳ thi tuyển dụng hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (có nội dung thi về tin học, ngoại ngữ). Việc xác định kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của từng vị trí việc làm trong các kỳ xét tuyển hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện thông qua các bài thi trắc nghiệm hoặc thông qua các văn bằng, chứng chỉ của viên chức đó (do cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xét tuyển, kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định).
Theo đó, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng vẫn phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Để xác định kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong các kỳ thi tuyển, xét tuyển hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế được thực hiện thông qua các bài thi trắc nghiệm hoặc thông qua các văn bằng, chứng chỉ của viên chức đó.
Viên chức chuyên ngành y tế: Đánh giá kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ như thế nào?
Chuyển xếp lương đối với chức danh Dân số viên hạng IV?
Căn cứ vào Mục 5 Công văn 5032/BYT-TCCB năm 2022 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn về việc chuyển xếp lương đối với chức danh Dân số viên hạng IV như sau:
- Chuẩn hoá trình độ cao đẳng đối với chức danh Dân số viên hạng IV: Viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp Dân số hạng IV mà có trình độ trung cấp thì tiếp tục xếp theo hệ số lương của bảng lương viên chức loại B. Trường hợp viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp Dân số viên hạng IV có trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học thì đủ điều kiện để chuyển xếp lương theo các hệ số lương của bảng lương viên chức loại A0 (từ hệ số 2,1 đến hệ số 4,89) theo quy định về xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo như quy định trên thì nếu như viên chức đang giữ chức danh Dân số viên hạng IV có bằng đại học, cao đẳng thì được chuyển xếp lương sang bảng lương viên chức loại A0.
Hướng dẫn xếp lương viên chức đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV?
Căn cứ vào Mục 4 Công văn 5032/BYT-TCCB năm 2022 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn xếp lương đối với viên chức đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV như sau:
- Viên chức đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV, Hộ sinh hạng IV, Kỹ thuật y hạng IV, Dược hạng IV, Dân số viên hạng IV và đang được xếp theo hệ số lương của bảng lương viên chức loại B (từ hệ số 1,86 đến hệ số 4,06), đến nay đã chuẩn hoá và có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng theo đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo thì đủ điều kiện để được chuyển xếp lương theo hệ số lương của bảng lương viên chức loại A0 (từ hệ số 2,1 đến hệ số 4,89) theo quy định về chuyển xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
- Viên chức chuyên ngành y tế đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp hạng IV (Điều dưỡng hạng IV, Hộ sinh hạng IV, Kỹ thuật y hạng IV, Dược hạng IV, Dân số viên hạng IV), mà có bằng tốt nghiệp trình độ tốt nghiệp đại học theo đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo thì đảm bảo đủ tiêu chuẩn điều kiện để được chuyển xếp lương theo hệ số lương của bảng lương viên chức loại A0 (từ hệ số 2,1 đến hệ số 4,89).
Như vậy, đối với viên chức chuyên ngành y tế đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV, Hộ sinh hạng IV, Kỹ thuật y hạng IV, Dược hạng IV, Dân số viên hạng IV và đang được xếp lương theo hệ số của bảng lương viên chức loại B mà có bằng cao đẳng theo đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo sẽ được chuyển xếp lương sang loại A0.
Còn trường hợp viên chức chuyên ngành y tế đã được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp hạng IV đã có bằng đại học đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo thì sẽ được chuyển xếp lương sang loại A0.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?