Viên chức chuyển công tác thì xử lý hồ sơ gốc thế nào? Viên chức có phải đăng ký mã số thuế cá nhân khi chuyển nơi công tác không?
Điều kiện luân chuyển viên chức được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác như sau:
"1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, viên chức có thể được chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập khác. Việc chuyển viên chức sang đơn vị sự nghiệp công lập khác để làm việc được thực hiện theo nhu cầu của đơn vị. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
Tải về mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển công tác
Khi viên chức chuyển công tác thì hồ sơ gốc tại trường do trường lưu hay trả lại viên chức?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định như sau:
"3. Viên chức nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng làm việc, chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc từ trần thì việc chuyển giao và lưu trữ hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp viên chức nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng làm việc thì được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức" và các quyết định liên quan. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm viên chức thôi việc. Cơ quan quản lý hồ sơ viên chức chỉ được xác nhận và cấp lại bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức" khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và trên cơ sở hồ sơ gốc lưu trữ;
b) Trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thì được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức". Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức cũ lưu giữ, bảo quản và chỉ được chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có yêu cầu bằng văn bản;
c) Đối với viên chức từ trần, gia đình viên chức được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức". Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm viên chức thôi việc."
Theo quy định nêu trên thì khi bạn chuyển công tác thì không phải nộp hồ sơ gì cho đơn vị mới mà hồ sơ gốc được đơn vị cũ lưu giữ, chỉ chuyển giao cho đơn vị mới có thẩm quyền quản lý nếu có yêu cầu.
Viên chức có phải đăng ký mã số thuế cá nhân khi chuyển nơi công tác không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
"a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
..."
Như vậy, trường hợp của bạn khi chuyển nơi sinh sống và làm việc thì không phải chuyển mã số thuế, cũng không phải cấp lại mã số thuế cá nhân mà vẫn sử dụng mã số thuế cá nhân đó. Khi tới đơn vị mới công tác bạn cần cung cấp trực tiếp cho cơ quan của bạn hoặc bạn lên chi cục thuế cấp huyện nơi bạn làm việc để đăng ký mã số thuế cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?