Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học như thế nào?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học như thế nào?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học để xác định tầm nhìn, cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình, giải pháp phát triển của Bộ;
- Thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu dự báo chiến lược về xu hướng phát triển trên các lĩnh vực quản lý của Bộ; tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế theo lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ;
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá và tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động kinh tế, xã hội để đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi có yêu cầu đặt hàng;
- Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các cơ chế quản lý, các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học để giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp, vướng mắc trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; tổ chức nghiên cứu các vấn đề phát sinh từ các lĩnh vực pháp luật cụ thể và các vấn đề khoa học khác theo yêu cầu của Bộ và nhu cầu của xã hội.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý về công tác thông tin khoa học pháp lý và công tác thư viện của Bộ?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây về công tác thông tin khoa học pháp lý và công tác thư viện của Bộ Tư pháp, gồm có:
- Biên soạn, phát hành Đặc san thông tin khoa học pháp lý và các ấn phẩm khác trên cơ sở kết quả nghiên cứu và kết quả hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Tổ chức thu thập, cập nhật, xử lý, lưu giữ các tài liệu, tư liệu, dữ liệu, số liệu nhằm tạo lập và phát triển nguồn tin khoa học pháp lý; nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin khoa học pháp lý phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học;
- Xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác thư viện của Bộ phục vụ cho hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp;
- Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu tài liệu, tư liệu khoa học pháp lý phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và dịch vụ khoa học pháp lý; cập nhật thông tin về lịch sử phát triển của Bộ, ngành Tư pháp; cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin khoa học pháp lý.
Bên cạnh đó, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây về quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, 05 năm và hàng năm của Bộ;
- Tổ chức tư vấn, xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở theo quy định; thực hiện việc ký hợp đồng triển khai các nhiệm vụ khoa học theo quy định pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
- Tổ chức thẩm định, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và các nhiệm vụ khoa học khác do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu;
- Thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học có sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác của Bộ theo quy định pháp luật; xử lý và cập nhật thông tin về nhiệm vụ khoa học đang tiến hành; theo dõi việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học đã được phê duyệt;
- Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố kết quả nghiên cứu khoa học; đề nghị khen thưởng và xét tặng giải thưởng khoa học;
- Đề xuất với Bộ trưởng về định hướng khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ; thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Tham gia xây dựng, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp dữ liệu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ; quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước; thẩm định nội dung, kinh phí các nhiệm vụ khoa học.
Tên giao dịch quốc tế của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là gì?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu sự quản lý theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
...
Viện có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Căn cứ trên quy định Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?