Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
- Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
- Người đại diện phần vốn nhà nước vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước thì có được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách không?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được tính từ thời điểm nào?
Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 14/09/2023) quy định:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Việc xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 56 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người quản lý vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 56 Nghị định này.
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Trước đây, Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Ra quyết định kỷ luật.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Tổ chức họp kiểm điểm;
(2) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
(3) Ra quyết định kỷ luật.
Lưu ý: Không thực hiện các bước Tổ chức họp kiểm điểm và Thành lập Hội đồng kỷ luật trong những trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
(2) Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện phần vốn nhà nước vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước thì có được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách không?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
...
Như vậy, theo quy định, nếu người đại diện phần vốn nhà nước vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong trường hợp vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có thể được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được tính từ thời điểm nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 14/09/2023) quy định:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
7. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Theo quy định trên, đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
Trước đây, khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?