Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức nào?
Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về nguyên tắc xử lý như sau:
Nguyên tắc xử lý
1. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện thông qua Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận (sau đây gọi là Hội đồng) do doanh nghiệp quyết định thành lập.
2. Hội đồng xử lý trên cơ sở danh sách bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản (theo mẫu tại Phụ lục 5) và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.
4. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan theo mẫu tại Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5.
Như vậy, theo quy định trên thì Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện thông qua Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận (sau đây gọi là Hội đồng) do doanh nghiệp quyết định thành lập.
- Hội đồng xử lý trên cơ sở danh sách bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan.
Bưu gửi không có người nhận (Hình từ Internet)
Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về xử lý bưu gửi không có người nhận như sau:
Xử lý bưu gửi không có người nhận
…
3. Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan bản chính các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (theo mẫu tại Phụ lục 4).
Trước khi thực hiện bàn giao, doanh nghiệp gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị tiếp nhận hoặc hỗ trợ xử lý bản chính các giấy tờ này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan từ chối tiếp nhận hoặc không có ý kiến trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp gửi văn bản thì doanh nghiệp quyết định cho tiêu hủy;
b) Giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định của pháp luật (theo mẫu tại Phụ lục 3);
c) Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác (theo mẫu tại Phụ lục 3).
Như vậy, theo quy định trên thì Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức sau:
- Bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan bản chính các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
+ Trước khi thực hiện bàn giao, doanh nghiệp gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị tiếp nhận hoặc hỗ trợ xử lý bản chính các giấy tờ này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan từ chối tiếp nhận hoặc không có ý kiến trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp gửi văn bản thì doanh nghiệp quyết định cho tiêu hủy;
- Giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định của pháp luật;
- Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác.
Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận có được sử dụng con dấu của doanh nghiệp trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về hội đồng như sau:
Hội đồng
1. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp: Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện các đơn vị có liên quan của doanh nghiệp: Ủy viên;
c) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp quyết định mời đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyên gia của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành liên quan tham gia.
2. Hội đồng có nhiệm vụ mở bưu gửi không có người nhận và quyết định hình thức xử lý đối với vật phẩm, hàng hóa có trong bưu gửi không có người nhận theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Hội đồng sử dụng con dấu của doanh nghiệp trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận.
4. Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo bí mật những thông tin liên quan đến bưu gửi, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận được sử dụng con dấu của doanh nghiệp trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?