Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không?
- Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không?
- Quy chế bảo vệ di sản thế giới quy định những nội dung chung nào?
- Di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng nằm trên địa bàn hai tỉnh thì thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được thực hiện như thế nào?
Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không?
Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng được quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ thường xuyên có khả năng ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
2. Tuân thủ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng.
4. Được sửa đổi, bổ sung kịp thời trong quá trình thực hiện để bảo đảm sự phù hợp, khả thi đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng là nguyên tắc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới.
Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không? (Hình từ internet)
Quy chế bảo vệ di sản thế giới quy định những nội dung chung nào?
Quy chế bảo vệ di sản thế giới bao gồm những nội dung chung được quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Quy định những vấn đề chung về:
a) Bảo vệ khu vực di sản thế giới;
b) Bảo vệ vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
2. Quy định những vấn đề cụ thể về:
a) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới;
b) Cơ chế hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích;
c) Phối hợp cấp phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm;
d) Phòng chống rủi ro, thiên tai; thảm họa thiên nhiên; cháy, nổ;
đ) Tổ chức tham quan du lịch; phát triển du lịch bền vững và dịch vụ du lịch;
e) Hoạt động quảng cáo;
g) Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thế giới.
...
Như vậy, quy chế bảo vệ di sản thế giới quy định những nội dung chung sau:
- Bảo vệ khu vực di sản thế giới;
- Bảo vệ vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
Di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng nằm trên địa bàn hai tỉnh thì thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được thực hiện như thế nào?
Di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng nằm trên địa bàn hai tỉnh thì thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được quy định tại Điều 14 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới
...
2. Trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của quy chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng quy chế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được phân bổ trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên quy định tại khoản này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng nằm trên địa bàn hai tỉnh thì thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của quy chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng quy chế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được phân bổ trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?