Việc viên chức lãnh sự từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính có bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với việc thi hành án không?
- Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có thể áp dụng hình thức nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự đó không?
- Việc viên chức lãnh sự từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính có bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với việc thi hành án không?
- Việc miễn đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú trong quan hệ lãnh sự của các Nước không áp đối với những cá nhân nào?
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có thể áp dụng hình thức nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự đó không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
1. Thành viên một cơ quan lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng. Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ không được từ chối cung cấp chứng cứ, trừ các trường hợp ghi ở khoản 3 Điều này. Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.
2. Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ phải tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó. Nếu được, có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự.
3. Thành viên một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.
Theo đó, cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ nếu được thì có thể áp dụng hình thức nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự đó để tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Việc viên chức lãnh sự từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính có bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với việc thi hành án không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 45 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc từ bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ
1. Đối với một thành viên cơ quan lãnh sự, Nước cử có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi và miễn trừ nào quy định ở các Điều 41, 43 và 44.
2. Trong mọi trường hợp, việc từ bỏ phải rõ ràng, trừ quy định của khoản 3 Điều này và phải được thông báo bằng văn bản cho Nước tiếp nhận.
3. Khi một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự tiến hành khởi kiện về một vấn đề mà người đó có thể được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 43, thì người đó không được viện dẫn quyền miễn trừ xét xử nữa khi có sự phản kiện liên quan trực tiếp đến vụ kiện đó.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính không được coi như bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án; về việc này, cần phải có sự từ bỏ riêng.
Như vậy, việc viên chức lãnh sự từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính không được coi như bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án; về việc này, cần phải có sự từ bỏ riêng.
Việc miễn đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú trong quan hệ lãnh sự của các Nước không áp đối với những cá nhân nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Miễn đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú
1. Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và những thành viên gia đình họ cùng sống trong hộ được miễn mọi nghĩa vụ theo luật và các quy định của Nước tiếp nhận đối với việc đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú.
2. Tuy nhiên, những quy định trong khoản 1 Điều này không áp dụng đối với bất cứ nhân viên nào không thuộc biên chế chính thức của Nước cử hoặc có hoạt động cá nhân sinh lợi ở Nước tiếp nhận hay đối với bất kỳ thành viên gia đình nào của nhân viên đó.
Như vậy, việc miễn đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú trong quan hệ lãnh sự của các Nước không áp dụng đối với bất cứ nhân viên nào không thuộc biên chế chính thức của Nước cử hoặc có hoạt động cá nhân sinh lợi ở Nước tiếp nhận hay đối với bất kỳ thành viên gia đình nào của nhân viên đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?