Việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển không?
- Tiền mặt có phải hàng hóa đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vụ trang bảo vệ vận chuyển không?
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ?
- Việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển không?
Tiền mặt có phải hàng hóa đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vụ trang bảo vệ vận chuyển không?
Tiền mặt có phải hàng hóa đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vụ trang bảo vệ vận chuyển được quy định tại Điều 3 Nghị định 21/2018/NĐ-CP như sau:
Hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển
1. Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
2. Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
3. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.
Như vậy, tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước là hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển.
Việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển không? (Hình từ internet)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ?
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt được quy định tại Điều 4 Nghị định 21/2018/NĐ-CP như sau:
Chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm:
a) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở trung ương yêu cầu;
b) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:
a) Các lực lượng nghiệp vụ khác thuộc Công an nhân dân;
b) Dân quân tự vệ tại các địa bàn trên tuyến vận chuyển;
c) Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo quản hàng đặc biệt;
d) Người điều khiển phương tiện và cán bộ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:
a) Các lực lượng thi hành pháp luật trên tuyến vận chuyển hàng đặc biệt, bao gồm Thanh tra giao thông, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Cảnh sát biển, Quân chủng phòng không - không quân và các lực lượng khác có chức năng, nhiệm vụ thi hành pháp luật tại các trạm kiểm soát, các đơn vị tuần tra cơ động trên tuyến vận chuyển;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại bến cảng, bến tàu, phà, nhà ga hoặc tại các điểm dừng, đỗ nơi phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt đi qua hoặc dừng lại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu bao gồm:
- Các lực lượng nghiệp vụ khác thuộc Công an nhân dân;
- Dân quân tự vệ tại các địa bàn trên tuyến vận chuyển;
- Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo quản hàng đặc biệt;
- Người điều khiển phương tiện và cán bộ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển.
Việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển không?
Việc vận chuyển hàng đặc biệt có cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển được quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng đặc biệt; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển và các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hàng đặc biệt hoặc cản trở quá trình vận chuyển.
4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với cơ quan quản lý hàng đặc biệt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Gắn công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến vận chuyển.
Như vậy, việc vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ cần phải bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?