Việc tuyên bố khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên thuộc thẩm quyền của đối tượng nào theo quy định?
- Thời gian khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên có phải được quy định trong chương trình họp hay không?
- Ai là người có thẩm quyền tuyên bố khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có phải là chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Thời gian khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên có phải được quy định trong chương trình họp hay không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
...
5. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.
Như vậy, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập chương trình và nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Hay nói cách khác, thời gian khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên phải được quy định trong chương trình họp.
Ai là người có thẩm quyền tuyên bố khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định?
Căn cứ tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;
d) Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp;
3. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định ai là người có quyền tuyên bố khai mạc cuộc họp.
Đây là một vấn đề mà các công ty khi tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ, thời điểm này việc bầu Chủ tọa cuộc họp chưa được thực hiện.
Theo đó, đối với vấn đề này thì người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nên là người tuyên bố khai mạc cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo thời gian đã được quy định ở trong thông báo mời họp và chương trình họp.
Ai là người có thẩm quyền tuyên bố khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị có phải là chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 Chủ tịch Hội đồng quản trị:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị là chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?