Việc từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp nào?
- Việc từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp nào?
- Thủ tục cho từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước bao gồm mấy bước?
- Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo do từ chức thì có được phân công công tác khác hay không?
Việc từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng
1. Việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
2. Trình tự, thủ tục cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
a) Bước 1: Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng có nguyện vọng xin từ chức làm đơn gửi thủ trưởng đơn vị và Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định thì việc từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
(2) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
(3) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
(4) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
Việc từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp nào? (Hình từ Interent)
Thủ tục cho từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước bao gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng
...
2. Trình tự, thủ tục cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
a) Bước 1: Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng có nguyện vọng xin từ chức làm đơn gửi thủ trưởng đơn vị và Tổng Kiểm toán nhà nước.
b) Bước 2:
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, phê duyệt chủ trương chấp nhận từ chức hoặc không chấp nhận từ chức.
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng: Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, phê duyệt chấp nhận từ chức hoặc không chấp nhận từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
c) Bước 3: Quyết định cho từ chức lãnh đạo, quản lý:
Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp Phòng.
3. Trong thời gian đơn xin từ chức chưa được chấp thuận, công chức lãnh đạo, quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
...
Như vậy, theo quy định thì thủ tục cho từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ bồm các bước sau:
Bước 1: Công chức lãnh đạo cấp vụ có nguyện vọng xin từ chức làm đơn gửi thủ trưởng đơn vị và Tổng Kiểm toán nhà nước.
Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, phê duyệt chủ trương chấp nhận từ chức hoặc không chấp nhận từ chức.
Bước 3: Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cho từ chức đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước.
Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo do từ chức thì có được phân công công tác khác hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng
...
b) Bước 2:
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, phê duyệt chủ trương chấp nhận từ chức hoặc không chấp nhận từ chức.
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng: Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, phê duyệt chấp nhận từ chức hoặc không chấp nhận từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
c) Bước 3: Quyết định cho từ chức lãnh đạo, quản lý:
Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp Phòng.
3. Trong thời gian đơn xin từ chức chưa được chấp thuận, công chức lãnh đạo, quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
4. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức được thủ trưởng đơn vị bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ, năng lực của công chức hoặc giải quyết tùy từng trường hợp cụ thể.
5. Công chức không được từ chức trong các trường hợp đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Như vậy, theo quy định, công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo do từ chức thì được thủ trưởng đơn vị bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ, năng lực của công chức hoặc giải quyết tùy từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?
- Quyết định 09/2024 quy định danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác, hủy hồ sơ kiểm toán ra sao?
- Toàn bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14 02 2025 theo Thông tư 29/2024 thế nào?