Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện như thế nào?
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện như thế nào?
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13805:2023 như sau:
Nguyên tắc
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải đáp ứng các nguyên tắc chung nêu trong TCVN 12850.
Cơ sở phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất).
Phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất, nhằm đảm bảo rằng các bên truy xuất xuôi cùng một đối tượng. Mỗi đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm có thể truy xuất cho từng chuyến hàng.
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng yêu cầu phải thực hiện có hiệu quả các quy trình truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất nguồn gốc bên ngoài. Mỗi đối tác truy xuất nguồn gốc phải có khả năng định danh nguồn trực tiếp và bên tiếp nhận trực tiếp (khách hàng) của vật phẩm có thể truy xuất (nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”). Điều này đòi hỏi các đối tác thương mại thu thập, lưu giữ và chia sẻ các thông tin tối thiểu để truy xuất nguồn gốc.
Để có một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả trên toàn bộ chuỗi cung ứng:
- Tất cả các vật phẩm cần truy xuất xuôi hoặc cần truy xuất ngược đều phải được định danh đơn nhất toàn cầu;
- Tất cả các bên trong chuỗi cung ứng cần thực hiện các biện pháp truy xuất nguồn gốc nội bộ và bên ngoài. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nội bộ phải đảm bảo duy trì được những mối liên kết cần thiết giữa đầu vào và đầu ra.
Ít nhất, việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc cần:
- ấn định một GTIN đơn nhất;
- ấn định mã số lô/mẻ.
Khi sản phẩm được cấu trúc lại và/hoặc bao gói lại, sản phẩm mới phải được ấn định một mã truy vết sản phẩm đơn nhất mới (GTIN mới), khi đó phải duy trì mối liên hệ giữa sản phẩm mới với các đầu vào của nó.
Khi một đơn vị logistic được cấu trúc lại, đơn vị logistic mới phải được ấn định một mã định danh đơn nhất mới (SSCC mới), thì phải duy trì mối liên hệ giữa đơn vị logistic mới với các đầu vào của nó.
Như vậy, theo quy định trên thì việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện có hiệu quả các quy trình truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất nguồn gốc bên ngoài.
Mỗi đối tác truy xuất nguồn gốc phải có khả năng định danh nguồn trực tiếp và bên tiếp nhận trực tiếp (khách hàng) của vật phẩm có thể truy xuất (nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”).
Điều này đòi hỏi các đối tác thương mại thu thập, lưu giữ và chia sẻ các thông tin tối thiểu để truy xuất nguồn gốc.
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa sử dụng gì để định danh cơ sở?
Cơ sở kinh doanh chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa sử dụng gì để định danh cơ sở, thì theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13805:2023 như sau:
Yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng sữa
5.1 Định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh và địa điểm của cơ sở
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cá nhân có thể sử dụng GLN để định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm mà họ quản lý và chia sẻ mã số này với các nhà cung cấp và khách hàng. Có thể sử dụng các mã khác để định danh địa điểm hoặc định danh tổ chức, tuy nhiên GLN là đơn nhất, do đó tránh được xung đột tiềm ẩn về trùng lặp mã số.
GLN là phương tiện thống nhất để định danh một cơ sở chăn nuôi gia súc cho sữa. GLN được sử dụng để định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như địa điểm, bao gồm cánh đồng hoặc lô cụ thể trong cơ sở.
CHÚ THÍCH: GLN có thể do Cơ quan GS1 quốc gia cấp hoặc cơ sở tự cấp bằng cách sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp.
GLN cũng được sử dụng để truyền thông tin trong chuỗi cung ứng (bao gồm EDI), để định danh địa điểm “vận chuyển đến” hoặc các địa điểm khác (có thể là địa điểm vật lý hoặc không gian ảo như hộp thư điện tử).
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa sử dụng có thể sử dụng GLN để định danh cơ sở kinh doanh và chia sẻ mã số này với các nhà cung cấp và khách hàng.
Có thể sử dụng các mã khác để định danh địa điểm hoặc định danh tổ chức, tuy nhiên GLN là đơn nhất, do đó tránh được xung đột tiềm ẩn về trùng lặp mã số.
GLN là phương tiện thống nhất để định danh một cơ sở chăn nuôi gia súc cho sữa. GLN được sử dụng để định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như địa điểm, bao gồm cánh đồng hoặc lô cụ thể trong cơ sở.
Chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa có thể sử dụng các loại vật mang dữ liệu nào?
Chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa có thể sử dụng các loại vật mang dữ liệu được quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13805:2023 như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?