Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
- Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm các nội dung nào?
- Xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTN quy định tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
Tính toán định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Tổng hợp, thống kê số liệu, xác định các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý);
b) Phân tích, tính toán quy đổi các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của các năm về năm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật căn cứ sự biến động của giá cả tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng để xác định mức chi phí bình quân.
c) Căn cứ các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ, định mức đã ban hành, giá cả hàng hóa thời điểm hiện tại, phân tích tính toán mức chi phí theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu? (Hình từ Internet).
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm các nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTN quy định kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
Kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định theo hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Một số chi phí quản lý doanh nghiệp chính như sau:
1. Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ.
2. Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
3. Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí phải nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí dự phòng (nếu có): Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các đối tượng phải thu (nếu có).
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, như: chi điện, nước, điện thoại, mạng internet, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, nhân viên, người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước, tiền thuê tài sản cố định,...
7. Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, chi đào tạo, tập huấn cán bộ, chi công tác phí, tàu xe, chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có) và chi phí hợp lý khác về chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Như vậy, căn cứ quy định trên, kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí vật liệu quản lý; Chi phí đồ dùng văn phòng; Thuế, phí và lệ phí; Chi phí dự phòng (nếu có); Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các đối tượng phải thu (nếu có); Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác.
Xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTN quy định về nguyên tắc xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định trong điều kiện bình thường để thực hiện nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật phải đảm bảo đầy đủ các hao phí cần thiết để hoàn thành công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, quy trình công nghệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở thực tiễn quản lý, khai thác công trình thủy lợi, duy trì sự làm việc bình thường của máy móc, thiết bị, công trình thủy lợi và an toàn công trình; bảo đảm tính trung bình tiên tiến, tính ổn định trong thời gian nhất định.
- Khi có sự thay đổi công nghệ, quy định pháp luật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì định mức kinh tế - kỹ thuật phải được điều chỉnh hoặc xây dựng mới.
Như vậy, việc xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?