Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc thực hiện như thế nào? Các đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân?
Việc tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định mục đích của việc tiếp công dân như sau:
Mục đích của việc tiếp công dân
1. Tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) và Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban để xem xét, giải quyết, trả lời công dân theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, giải thích cho công dân hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Theo quy định trên, tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban để xem xét, giải quyết, trả lời công dân theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tuyên truyền, giải thích cho công dân hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Các cơ quan, đơn vị nào của Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:
Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, bao gồm:
a) Ủy ban Dân tộc;
b) Thanh tra Ủy ban;
c) Vụ Công tác Dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ);
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban;
2. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban không thuộc Điểm b,c,d khoản 1 Điều này có trách nhiệm tiếp công dân theo yêu cầu của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
Như vậy, theo quy định trên, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, bao gồm:
(1) Ủy ban Dân tộc;
(2) Thanh tra Ủy ban;
(3) Vụ Công tác Dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ);
(4) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban;
Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban không thuộc mục (2), (3), (4) trên có trách nhiệm tiếp công dân theo yêu cầu của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên như sau:
Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên
1. Thanh tra Ủy ban giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban; chủ trì tổ chức, phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Công tác Dân tộc địa phương có trách nhiệm cử công chức thuộc bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc để tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Ủy ban giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban; Đồng thời, chủ trì tổ chức, phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Vụ Công tác Dân tộc địa phương có trách nhiệm cử công chức thuộc bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc để tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?