Việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử không?
Việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử không?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Quyết định tổ chức phiên họp toàn thể
1. Căn cứ chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Vụ chuyên môn giúp việc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định tổ chức phiên họp toàn thể để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền.
2. Việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Quốc hội, trừ trường hợp tổ chức phiên họp kín.
3. Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được đăng ký tham dự phiên họp công khai của Hội đồng, Ủy ban về các nội dung dung mà mình quan tâm.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Quốc hội, trừ trường hợp tổ chức phiên họp kín.
Việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có phải được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền chủ tọa phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc của Quốc hội?
Theo quy định khoản 1 Điều 16 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Chủ tọa, thành phần, hồ sơ tài liệu, biên bản phiên họp toàn thể
1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban chủ tọa các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban điều hành từng nội dung trong phiên họp toàn thể.
2. Thành viên và khách mời tham dự phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 15 của Quy chế này.
3. Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, cá nhân được mời tham dự phiên họp bàn về nội dung có liên quan có trách nhiệm dự họp hoặc cử người dự họp thay đúng thành phần; trường hợp không thể dự họp thì phải có văn bản thông báo tới Vụ chuyên môn để báo cáo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
4. Tài liệu phiên họp được gửi trước đến thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban và khách mời tham dự phiên họp; đại diện cơ quan thông tấn, báo chí được cung cấp tài liệu, trừ tài liệu mật; tài liệu của phiên họp được sử dụng và lưu trữ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
5. Phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phải được ghi biên bản và có thể ghi âm khi cần thiết.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc điều hành từng nội dung trong phiên họp toàn thể.
Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội xem xét quyết định những vấn đề gì?
Căn cứ Điều 14 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội triệu tập phiên họp toàn thể để xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề sau đây:
1. Chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
2. Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết, tờ trình, báo cáo, đề án và các dự án khác trình Quốc hội; thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, đề nghị và các dự án khác trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể ủy quyền cho Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban thực hiện việc tham gia thẩm tra.
3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo lĩnh vực được phân công.
4. Thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban và xem xét báo cáo của đoàn giám sát.
5. Tổ chức phiên giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
6. Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
7. Thành lập Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.
8. Xem xét, thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
9. Những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Như vậy, phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội xem xét quyết định những vấn đề nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?