Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện như thế nào? Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải được thực hiện trước ngày kỷ niệm bao lâu?
- Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải được thực hiện trước ngày kỷ niệm bao lâu?
- Việc kỷ niệm năm mất của các danh nhân được Đảng, Nhà nước công nhận trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện ra sao?
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định về tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
1. Năm khác:
a) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng kỷ niệm;
b) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
2. Năm lẻ 5:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng;
b) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; tổ chức các hoạt động thi đua, đền ơn, đáp nghĩa;
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
3. Năm tròn:
a) Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;
b) Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia;
c) Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
d) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, chiến công, thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
đ) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt, tổ chức trưng bày triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều 3 Thông tư 199/2016/TT-BQP giải thích về các năm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Năm tròn, năm lẻ 5, năm khác là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện. Cách tính năm tròn, năm lẻ 5, năm khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; cụ thể:
a) Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0;
b) Năm lẻ 5 là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5;
c) Năm khác là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, tùy vào từng năm mà việc tổ chức sự kiện chào mừng cũng khác nhau. Tổng cục chính trị và các cơ quan chức năng khác phối hợp thực hiện việc kỷ niệm như trên.
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải được thực hiện trước ngày kỷ niệm bao lâu?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm lẻ 5, năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
1. Năm lẻ 5:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
b) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Năm tròn:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo đề án; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong Quân đội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
c) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Thời gian xây dựng và trình phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm.
Như vậy, thời gian xây dựng và trình phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm.
Việc kỷ niệm năm mất của các danh nhân được Đảng, Nhà nước công nhận trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện ra sao?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định như sau:
Kỷ niệm năm mất của các danh nhân được Đảng, Nhà nước công nhận
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Các đơn vị đóng quân trên địa bàn quê hương của danh nhân chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức một số hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả;
b) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
2. Năm tròn:
a) Các đơn vị đóng quân trên địa bàn quê hương của danh nhân chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm do địa phương tổ chức;
b) Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến xuất sắc của danh nhân;
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
Như vậy, việc kỷ niệm năm mất của các danh nhân được Đảng, Nhà nước công nhận như sau:
- Năm lẻ 5, năm khác:
+ Các đơn vị đóng quân trên địa bàn quê hương của danh nhân chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức một số hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả;
+ Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
- Năm tròn:
+ Các đơn vị đóng quân trên địa bàn quê hương của danh nhân chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm do địa phương tổ chức;
+ Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến xuất sắc của danh nhân;
+ Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?