Việc tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Thời hạn gửi kết quả thực hiện là khi nào?

Em ơi cho chị hỏi: Việc tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Thời hạn gửi kết quả thực hiện tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện là khi nào? Đây là câu hỏi của chị Mai Anh đến từ Đà Nẵng.

Việc tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):
...
3. Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
4. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.
5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.

Theo đó, việc tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương) thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.

- Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.

- Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.

Cán bộ cấp huyện (Hình từ Internet)

Đề án tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được xây dựng theo trình tự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2. Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.

Theo đó, đề án tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện được xây dựng theo trình tự như quy định trên.

Thời hạn gửi kết quả thực hiện tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện là khi nào?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hạn gửi kết quả thực hiện tinh giản biên chế về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra
1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm để kiểm tra theo quy định.
2. Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm trước liền kề để kiểm tra theo quy định.

Theo đó, kết quả thực hiện tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện 06 tháng đầu năm được gửi để kiểm tra theo quy định chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hằng năm.

Kết quả thực hiện tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện 06 tháng cuối năm trước liền kề được gửi để kiểm tra theo quy định chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hằng năm.

Cán bộ cấp huyện
Tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xếp loại chất lượng cán bộ thực hiện như thế nào đối với cán bộ cấp huyện vừa luân chuyển công tác?
Pháp luật
Các trường hợp tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện là các trường hợp nào? Có được xét tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp huyện đang bị xem xét kỷ luật không?
Pháp luật
Chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp huyện bao gồm các chính sách nào? Nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp huyện được lấy từ đâu?
Pháp luật
Có thể đánh giá cán bộ cấp huyện dựa trên nội dung chấp hành đường lối của Đảng hay không? Đối tượng nào có thẩm quyền thực hiện?
Pháp luật
Cán bộ cấp huyện đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì việc xem xét, quyết định được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc đánh giá chất lượng hàng năm đối với cán bộ cấp huyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Thời điểm đánh giá chất lượng cán bộ cấp huyện là khi nào?
Pháp luật
Mức lương của cán bộ công chức cấp huyện loại A1 hiện nay là bao nhiêu? Để để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì cần đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Cán bộ cấp huyện thực hiện chế độ trực 12 giờ trên 24 giờ được thực hiện chế độ trả lương do ai có thẩm quyền quy định?
Pháp luật
Để bổ nhiệm cán bộ cấp huyện cần đáp ứng điều kiện thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm ít nhất bao nhiêu năm?
Pháp luật
Cán bộ cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo có hiển nhiên được bổ nhiệm 02 nhiệm kỳ liên tiếp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ cấp huyện
572 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ cấp huyện Tinh giản biên chế cán bộ cấp huyện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào