Việc tiếp công dân tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tổng cục Thuế trực tiếp tiếp công dân một tháng bao nhiêu ngày?
Việc tiếp công dân tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1400/QĐ-TCT năm 2015, có quy định về nguyên tắc tiếp công dân như sau:
Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan Thuế các cấp.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp công dân tại Tổng cục Thuế được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại trụ sở Tổng cục Thuế;
- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật
Tiếp công dân tại Tổng cục Thuế (Hình từ Internet)
Tổng cục Thuế trực tiếp tiếp công dân một tháng bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1400/QĐ-TCT năm 2015, có quy định về trách nhiệm của trưởng bộ phận được phân công tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp như sau:
Trách nhiệm của trưởng bộ phận được phân công tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp
1. Trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ
- Tại cấp Tổng cục Thuế mỗi tháng ít nhất bốn ngày.
-Tại cấp Cục Thuế mỗi tuần ít nhất hai ngày.
-Tại cấp Chi cục Thuế mỗi tuần ít nhất ba ngày.
2. Chủ trì, phối hợp với đại diện các đơn vị có liên quan tham gia tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan Thuế; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân.
3. Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tiếp công dân.
4. Phân công công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, trung thực, am hiểu thực tế, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, thường xuyên trực, tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Thuế trực tiếp tiếp công dân một tháng ít nhất 04 ngày.
Người tiếp công dân tại Tổng cục Thuế được từ chối tiếp công dân khi nào?
Căn cứ tại khoàn 10 Điều 7 Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1400/QĐ-TCT năm 2015, có quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân khi thực hiện tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp như sau:
Trách nhiệm của người tiếp công dân khi thực hiện tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp
…
10. Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp công dân tại Tổng cục Thuế được từ chối tiếp công dân nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?