Việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?
- Nguyên tắc xác định lại giới tính được quy định thế nào?
- Việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?
- Cá nhân xác định lại giới tính sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì có được thay đổi họ tên hay không?
- Người tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Nguyên tắc xác định lại giới tính được quy định thế nào?
Xác định lại giới tính (Hình từ Internet)
Tại Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP, quy định về nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:
- Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
- Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
- Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính,
+ Trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chuyển đổi giới tính như sau:
Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Và, tại Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về việc xác định lại giới tính như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm
1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
...
Theo Điều 5 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính như sau:
Tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính
1. Nam lưỡng giới giả nữ:
a) Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng;
b) Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên.
2. Nữ lưỡng giới giả nam:
a) Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn;
b) Nhiễm sắc thể giới tính là XX.
3. Lưỡng giới thật:
a) Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng;
b) Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.
Xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính được quy định tại Điều 6 Nghị định 88/2008/NĐ-CP như sau:
Xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính
Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống như trường hợp nữ lưỡng giới giả nam hoặc nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì công dân có quyền chuyển đổi giới tính nhưng chỉ trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác, còn lại việc thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị nghiêm cấm.
Cá nhân xác định lại giới tính sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì có được thay đổi họ tên hay không?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Theo đó, người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính được quyền thay đổi tên của họ. Cho nên nếu bạn là đối tượng được phép chuyển đổi giới tính thì bạn sẽ được đổi tên.
Người tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về xác định lại giới tính:
Vi phạm quy định về xác định lại giới tính
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người có hành vi tiết lộ thông tin về xác định lại giới tính của người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?