Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
- Việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
- Các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác thi hành án dân sự?
Việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về tín dụng, ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
2. Thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.
3. Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của từng Ngành và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, việc phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về tín dụng, ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
- Thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.
- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của từng Ngành và các cơ quan có liên quan.
Việc thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 10 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định
Phối hợp trong kiểm tra về thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng
Mỗi năm ít nhất một lần, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan (nếu cần thiết) kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Việc kiểm tra phải trên cơ sở kế hoạch đã được Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Tư pháp thống nhất. Kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ nội dung kiểm tra, thời gian, tiến độ thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên.
Căn cứ trên quy định mỗi năm ít nhất một lần, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan (nếu cần thiết) kiểm tra công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.
Việc kiểm tra phải trên cơ sở kế hoạch đã được Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Tư pháp thống nhất.
Đồng thời kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ nội dung kiểm tra, thời gian, tiến độ thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên.
Phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác thi hành án dân sự?
Theo Điều 13 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp
1. Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan thi hành án dân sự; Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện Quy chế này.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế này.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
- Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan thi hành án dân sự; Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện Quy chế này.
- Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế này.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam 30 4? Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước?
- Chi tiết chương trình Đất nước trọn niềm vui 20 4 Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- 12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?