Việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm mục đích gì?

Xin cho hỏi: Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm mục đích gì? Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thế nào? Cơ quan, tổ chức có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh những có quyền lợi gì? - Câu hỏi của anh Hoàng Nguyên (TP. HCM).

Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm mục đích gì?

xuất nhập cảnh

Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định như sau:

Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế trong tình hình mới.
3. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và chống các hành vi tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, phiền hà trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm mục đích sau đây:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế trong tình hình mới.

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và chống các hành vi tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, phiền hà trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định như sau:

Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh
1. Bố trí cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm các vị trí công tác phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc, bảo đảm đủ số lượng cần thiết; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh theo quy định; thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị.
2. Chỉ đạo bố trí nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh bảo đảm thuận tiện, có diện tích phù hợp; có hòm thư góp ý; có biển ghi tên đơn vị, nội quy, thời gian làm việc, sơ đồ chỉ dẫn bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
3. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.
4. Ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc có biện pháp xử lý kịp thời đối với cán bộ, chiến sỹ vi phạm về thực hiện dân chủ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
5. Chỉ đạo thực hiện việc tiếp cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh; giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an; bố trí lịch tiếp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị được gặp trực tiếp Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
6. Chịu trách nhiệm về sai phạm của đơn vị và cán bộ, chiến sỹ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Theo đó, Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:

- Bố trí cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm các vị trí công tác phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc, bảo đảm đủ số lượng cần thiết; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh theo quy định; thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị.

- Chỉ đạo bố trí nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh bảo đảm thuận tiện, có diện tích phù hợp; có hòm thư góp ý; có biển ghi tên đơn vị, nội quy, thời gian làm việc, sơ đồ chỉ dẫn bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

- Ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc có biện pháp xử lý kịp thời đối với cán bộ, chiến sỹ vi phạm về thực hiện dân chủ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

- Chỉ đạo thực hiện việc tiếp cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh; giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an; bố trí lịch tiếp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị được gặp trực tiếp Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.

- Chịu trách nhiệm về sai phạm của đơn vị và cán bộ, chiến sỹ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Cơ quan, tổ chức có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh những có quyền lợi gì?

Theo Điều 10 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định cơ quan, tổ chức có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh những có quyền lợi như sau:

- Yêu cầu cán bộ, chiến sỹ hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về thủ tục xuất nhập cảnh;

- Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết công việc; thái độ, tác phong của cán bộ, chiến sỹ hoặc các vấn đề khác liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định;

- Đề nghị được gặp Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh khi đã được bộ phận chức năng giải đáp các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh nhưng vẫn thắc mắc, kiến nghị.

Đồng thời, cơ quan, tổ chức có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh còn có trách nhiệm:

- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật và của Bộ Công an về xuất nhập cảnh; nội quy làm việc, chỉ dẫn của cán bộ, chiến sỹ;

- Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; cung cấp đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

- Cư xử văn minh, lịch sự; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sỹ trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; trình bày trung thực sự việc, cung cấp đầy đủ các chứng cứ, thông tin, tài liệu có liên quan cho đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Xuất nhập cảnh Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Xuất nhập cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm thực hiện công tác kiểm soát xuất nhập cảnh của Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh từ 01/01/2025
Pháp luật
Đơn xin cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài hiện nay được thực hiện theo mẫu nào?
Pháp luật
Có được phép mang theo vàng khi xuất nhập cảnh không? Nếu được thì tối đa là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận cung cấp thông tin xuất nhập cảnh mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi người nước ngoài đến Việt Nam?
Pháp luật
Việc kiểm tra, xử lý thông tin của Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định như thế nào? Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh?
Pháp luật
Thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện từ 9/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Hộ chiếu còn hạn dưới 06 tháng vẫn được xuất cảnh? Hộ chiếu phổ thông nào có thời hạn lâu nhất?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản pháp luật về Xuất nhập cảnh đang có hiệu lực thi hành? Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xuất nhập cảnh?
Pháp luật
Giấy tờ xuất nhập cảnh có bao gồm hộ chiếu ngoại giao hay không? Hộ chiếu ngoại giao có thời hạn trong bao lâu?
Pháp luật
Xác định phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất nhập cảnh
1,193 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất nhập cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào